Tue, 05 / 2014 6:29 AM |

Tấm biển còn viết “ Tôi tốt nghiệp khóa đào tạo chuyên nghiệp ở Thượng Hải năm 2011. Từ đó đến giờ tôi vẫn đi ăn xin một mình và bây giờ tôi đang tìm kiếm ai đó để cùng chia sẻ cả đất nước rộng lớn này.” Người ta đã cũng phát hiện trên […]

Tấm biển còn viết “ Tôi tốt nghiệp khóa đào tạo chuyên nghiệp ở Thượng Hải năm 2011. Từ đó đến giờ tôi vẫn đi ăn xin một mình và bây giờ tôi đang tìm kiếm ai đó để cùng chia sẻ cả đất nước rộng lớn này.”

Người ta đã cũng phát hiện trên địa bàn tỉnh này vô số người ăn xin tương tự, họ tìm kiếm sinh viên học nghề và hứa hẹn cho ăn ở miễn phí, thậm chí có tiền thưởng cuối năm để trở thành người ăn xin tiềm năng.

Sau đó phóng viên đã liên lạc với một nhà tuyển dụng thông qua mạng xã hội QQ, anh ta tự xưng mình tên Yang, 16 tuổi.

Gặp gỡ Yang để tìm hiểu công việc, Yang chia sẻ rằng anh ta và một người cùng nghề gần đây kiếm được ít nhất 200 nhân dân tệ (32USD) một ngày bằng cách giả làm sinh viên cần tiền về quê để lợi dụng lòng thương của người qua đường.

Yang nói sau khi tìm người học nghề và đào tạo họ những kĩ năng cần thiết, anh sẽ quản lý thu nhập của họ.

Qua câu chuyện trên, thực sự không hiểu được giới trẻ đang nghĩ gì khi chọn ăn xin làm nghề nghiệp của mình trong khi họ có dư sức để làm công việc khác.

Những ông bà già, những người tàn tật bất lực trong cuộc sống mới phải lăn lộn trên đường phố để có miếng cơm manh áo. Nhưng giới trẻ coi ăn xin là một nghề nhàn rỗi, có thể làm giàu, thực chất đây đâu phải một nghề mà chỉ là một công việc lừa đảo, lợi dụng lòng tốt của người khác để vụ lợi.

Theo Trí Thức Trẻ

Bài viết cùng chuyên mục