Mon, 11 / 2020 11:17 AM | helios

co inox 90 độ co inox 90 độ Hút bể phốt tại Ân Thi thông tắc cống huyện kiến thụy 109 Hút bể phốt tại quế võ Dịch vụ chuyển nhà tại Long Biên Dịch vụ chuyển nhà tại Long Biên dich vu don nha tai ha noi dich vu don nha tai ha noi […]

Cách tính bảo hiểm xã hội một lần năm 2021 được rất nhiều người lao động quan tâm. Theo Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018, mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần còn phụ thuộc vào hệ số trượt giá các năm. Biết được hệ số trượt giá này sẽ dễ dàng tính được mức hưởng cụ thể. Điều này giúp người lao động cân nhắc lựa chọn được thời điểm, hình thức hưởng BHXH có lợi nhất.

Cách tính bảo hiểm xã hội một lần năm 2021.

  1. Cách tính bảo hiểm xã hội một lần

Tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) để nhận lương hưu luôn là một trong những mục tiêu mà người lao động hướng đến. Tuy nhiên, vì một vài lý do cá nhân nào đó nhiều lao động buộc phải nhận BHXH một lần để đảm bảo lợi ích cho mình. 

Cách tính bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện dựa trên cơ sở quy định tại  Điều 60, Luật bảo hiểm xã hội 2014 và các văn bản Pháp luật liên quan khác. Cụ thể: Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng BHXH, cứ mỗi năm được tính như sau:

  • 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
  • 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

Cách tính bảo hiểm xã hội một lần còn được điều chỉnh và hướng dẫn theo Khoản 4, Điều 19, Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH. Căn cứ theo hướng dẫn cách tính BHXH một lần được quy ra công thức như sau:

Mức hưởng = (1,5 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x Mbqtl x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)

Trong đó:

  • Mbqtl là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH. 
  • Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH được tính bằng tổng bình quân các tháng tham gia BHXH.

Lưu ý:

  • Trường hợp thời gian đóng BHXH chưa đủ một năm thì mức hưởng bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
  • Mức hưởng BHXH một lần không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng BHXH tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
  1. Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Để tính được mức hưởng BHXH 1 lần người lao động cần tính được mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.

2.1 Công thức tính bình quân tiền lương tháng đóng BHXH

Công thức tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH tính như sau: 

 

Mbqtl

 

=

(Số tháng đóng BHXH  x Mức đóng BHXH x Mức điều chỉnh hàng năm tương ứng) +…
Tổng số tháng đóng BHXH

Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH bằng tổng bình quân từng tháng đóng BHXH nhân với mức điều chỉnh hàng năm tương ứng.

2.2 Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng BHXH

Căn cứ Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH ngày 26/12/2018 quy định mức điều chỉnh tiền lương và Thu nhập tháng đã đóng BHXH như sau: 

Bảng 1: Dành cho đối tượng tham gia BHXH bắt buộc

Năm<1995199519961997199819992000200120022003200420052006
Mức điều chỉnh4,724,013,793,673,413,263,323,333,203,102,882,662,47
Năm2007200820092010201120122013201420152016201720182019
Mức điều chỉnh2,281,861,741,591,341,231,151,111,101,071,041,001,00

Bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần áp dụng cho đối tượng quy định tại Khoản 1, Điều 1, Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH.

Bảng 2: Dành cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện   

Năm200820092010201120122013201420152016201720182019
Mức điều chỉnh1,861,741,591,341,231,151,111,11,071,041,001,00

Bảng hệ số trượt giá khi tính tiền BHXH một lần áp dụng cho đối tượng quy định tại Khoản 2, Điều 1, Thông tư 35/2018/TT-BLĐTBXH.

Người lao động tham gia BHXH năm nào sẽ nhân với mức điều chỉnh đóng năm đó để tính mức bình quân tháng đóng BHXH.

  1. Lưu ý về cách tính thời gian tham gia BHXH

Cách tính bảo hiểm xã hội một lần không khó. Tuy nhiên, người lao động cần nắm được rõ thời gian tham gia BHXH và thời điểm tính hưởng BHXH 1 lần.

  • Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.
  • Thời gian đóng BHXH có tháng lẻ thì từ 01 – 06 tháng được tính là nửa năm, từ 07 – 11 tháng được tính là một năm.

Lưu ý về cách tính thời gian tham gia BHXH.

  1. Ví dụ cách tính bảo hiểm xã hội một lần

Ông Nguyễn Văn A 36 tuổi có thời gian tham gia BHXH bắt buộc từ tháng 10/2016 đến tháng 04/2018 như sau:

Từ tháng 10/2016 – 12/2016: mức lương 4.000.000đ.

Từ tháng 01/2017 – 03/2018: mức lương 4.500.000đ.

Tháng 04/2018: mức lương 5.278.000đ.

Ông A có thời gian tham gia BHXH là 1 năm 6 tháng và chưa đủ tuổi hưởng lương hưu và có nguyện vọng hưởng trợ cấp BHXH 1 lần. Mức hưởng BHXH 1 lần như sau:

Ông A không tham gia BHXH trước năm 2014. Thời gian tham gia BHXH của ông A là sau ngày 01/01/2014 (từ năm 2016 đến năm 2018) do đó thời gian đóng BHXH của ông A là 1 năm 6 tháng (1,5 năm).

 

Mức lương bình quân 

=2×4.000.000×1,07 + 12×4.500.000×1,04 + 3×4.500.000×1 + 1×5.278.000×1

18 

Mức lương bình quân =  4.638.778 VND /tháng 

Trợ cấp BHXH 1 lần của Ông A là:  

= {(1,5 x thời gian tham gia BHXH trước năm 2014) + (2 x thời gian tham gia BHXH từ năm 2014)} x Mbqtl

= 0 + (2 x 1,5 năm x Mbqtl)

= 2 x 1,5 x 4.638.778 = 13.916.334 (đ)

Như vậy ông A được có mức hưởng BHXH 1 lần là 13.916.334 đồng.

  1. Điều kiện hưởng BHXH một lần

Để được nhận BHXH một lần người lao động cần đáp ứng được các điều kiện quy định tại Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13. Cụ thể, người lao động có yêu cầu thì được hưởng BHXH 1 lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Các điều kiện hưởng BHXH 1 lần theo Luật bảo hiểm xã hội.

  • Đủ tuổi hưởng lương hưu mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
  • Người tham gia BHXH bắt buộc sau 01 năm nghỉ việc, người tham gia BHXH tự nguyện sau 01 năm không tiếp tục đóng BHXH mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH (theo Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết số 93/2015/QH13);
  • Người lao động đủ 55 tuổi mà chưa đủ 15 năm đóng BHXH và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện (đối với lao động nữ hoạt động ở xã, phường, thị trấn);
  • Người lao động ra nước ngoài để định cư;
  • Người lao động bị mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng, bị bệnh hiểm nghèo như: ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS… 
  • Người lao động là công an, bộ đội khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Như vậy, người lao động muốn nhận BHXH 1 lần có đủ 1 trong các điều kiện theo quy định đã nêu trên. Việc nhận BHXH 1 lần thông thường sẽ khiến người lao động bị giảm đi lợi ích so với việc nhận lương hưu hàng tháng. 

Qua chia sẻ về cách tính bảo hiểm xã hội một lần của Bảo hiểm xã hội điện tử eBH trong bài viết này, hy vọng sẽ giúp ích cho người lao động. Người lao động cần cân nhắc và tính toán kỹ lưỡng để có mức hưởng BHXH cao nhất. Để được giải đáp các thắc mắc và tư vấn thêm về các nghiệp vụ BHXH điện tử, bạn đọc có thể liên hệ theo tổng đài tư vấn 24/7 miễn phí: 1900558873 hoặc 1900558872.

Bài viết cùng chuyên mục