Bệnh co thăt cơ ngực thường xảy ra đối với người già nếu không có những cách xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đên tính mạng của bênh nhân, hãy cùng tìm hiểu một số cách dưới đây, giúp bênh nhân có thể vượt qua được những cơn co thắt an toàn: […]
Bệnh co thăt cơ ngực thường xảy ra đối với người già nếu không có những cách xử lý kịp thời có thể gây nguy hiểm đên tính mạng của bênh nhân, hãy cùng tìm hiểu một số cách dưới đây, giúp bênh nhân có thể vượt qua được những cơn co thắt an toàn:
Câu hỏi: Do e ngại có ngày bị tái phát cơn đau thắt ngực nên tôi luôn giữ bên mình ống thuốc giãn vành. Gần đây, người nhà tôi ở nước ngoài phổ biến cho tôi cách thức tự cấp cứu bằng cách ho mạnh và liên tục khi có cơn đau ngực đe dọa bị nhồi máu cơ tim. Xin hỏi ý nghĩa và hiệu quả của biện pháp này? Phạm Văn Bích, Hà Nội.
Trả lời:
Khi đột ngột xảy ra cơn đau ngực dữ dội, có triệu chứng bắt đầu lan ra cánh tay (đặc biệt là tay trái) và lên cằm, bệnh nhân cần được đưa ngay vào một trung tâm hồi sức cấp cứu. Trong thời gian chờ đợi, bệnh nhân cần ở trạng thái nghỉ, bất động, dùng thuốc giãn vành…
Động tác ho mạnh mà bạn được mách là một phương pháp tự sơ cứu được phổ biến ở nước ngoài trong thời gian gần đây, nhất là ở Mỹ. Lời khuyên này dành cho những trường hợp không có điều kiện tiếp cận nhanh chóng với các trung tâm cấp cứu. Lời khuyên đó cụ thể như sau: Làm sao để sống sót khi xuất hiện cơn đau thắt ngực dữ dội trong tình huống đơn độc.
– Không hốt hoảng, hãy cố gắng giữ bình tĩnh và khởi động ho mạnh nhiều lần.
– Trước mỗi lần ho, hãy hít thật sâu, thật dài, sau đó mới ho bật ra như muốn khạc hết đờm ở sâu trong lồng ngực.
– Động tác hít sâu và ho mạnh nói trên phải được lặp lại 2-3 giây một lần, không ngưng cho tới khi có sự cứu trợ của y tế hoặc cho tới lúc tim đập trở lại bình thường.
Có thể giải thích là: động tác hít sâu sẽ mang ô xy tới phổi, còn động tác ho mạnh sẽ tạo sức ép lên tim, làm cho tim co bóp giúp cho lượng máu tuần hoàn tốt hơn. Sức ép lên tim cũng giúp cho nhịp tim trở lại bình thường.