Khi bị một thương do thao tác đầu tiên trong sơ cứu thường tiến hành rửa vết thương, trong đó việc sử dụng thuốc sát trùng rất quan trọng, dưới đây là một số cách sử dụng an toàn các bạn có thể tham khảo: Dung dịch sát trùng là sản phẩm y tế quen […]
Khi bị một thương do thao tác đầu tiên trong sơ cứu thường tiến hành rửa vết thương, trong đó việc sử dụng thuốc sát trùng rất quan trọng, dưới đây là một số cách sử dụng an toàn các bạn có thể tham khảo:
Dung dịch sát trùng là sản phẩm y tế quen thuộc trong mỗi gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng chúng. Những lưu ý dưới đây sẽ giúp bạn sử dụng các sản phẩm này một cách an toàn.
Ô-xy già
Đây là dung dịch trong suốt có tính chất ô-xy hóa mạnh. Bạn không thể sử dụng ô-xy già 5% cho các vết thương trên da vì nồng độ cho phép sử dụng sát trùng vết thương trên da chỉ ở mức 3%, cao hơn nồng độ này có thể gây cháy da khi tiếp xúc. Ô-xy già được sử dụng để sát khuẩn các vết thương ngoài da, vết thương có mủ, vết trầy xước, vết đứt. Không dùng Ô-xy già cho các vết thương đang lành để tránh gây tổn thương mô. Khi Ô-xy già tiếp xúc với vết thương sẽ giải phóng Ô-xy, làm sạch các mô chết và mủ, tạo ra hiện tượng sùi bọt. Vì vậy bạn không nên quá lo lắng.
Bệnh nhân viêm tai giữa, tai có mủ, ù, nhức, ngứa tai không được dùng Ô-xy già nhỏ vào tai khi không có chỉ dẫn của bác sĩ. Việc sử dụng Ô-xy già tùy tiện có thể gây bỏng da ống tai dẫn đến hoại tử da, chít hẹp ống tai.
Khi kết hợp với một số chất khử khác, Ô-xy già có thể dùng để súc miệng khử mùi, điều trị viêm miệng, làm sạch ống chân răng. Nếu súc miệng, bạn cần súc thật nhanh. Để tẩy ống chân răng, bạn dùng bông thấm dung dịch rồi lau từng vị trí. Uống nhầm Ô-xy già có thể gây ra nhiều biến chứng như hoại tử ruột, viêm trực tràng, vỡ đại tràng… Do đó, bạn cần chú ý không để chai Ô-xy già trong tầm tay trẻ nhỏ.
Cồn
Cồn được sử dụng trong sát trùng da, vết thương thường là cồn 70 độ. Trên 70 độ, cồn sẽ không còn tác dụng diệt khuẩn. Cồn thường được sử dụng trong các trường hợp: sát trùng dụng cụ, sát trùng da trước khi tiêm, sát trùng vết thương. Lưu ý, không được uống, tránh để cồn bắn vào mắt.
Cồn i-ốt
Cồn i-ốt là hỗn hợp của cồn và i-ốt. Lúc này, lượng cồn thường rất thấp, chỉ đủ để hoà tan i-ốt. Chính i-ốt mới có khả năng ô-xy hoá vi khuẩn, diệt nấm ngoài da, biến cồn i-ốt thành thuốc sát trùng. Đây là chất sát trùng mạnh có tính phá hủy các chất hữu cơ, đặc biệt là da. Do đó, bạn cần lưu ý: Không dùng dung dịch cồn i-ốt nồng độ trên 5% để sát trùng. Hạn chế sử dụng trên vùng da mặt, da nhạy cảm và chỉ sử dụng cho vết thương ngoài da, không dùng cho vết thương sâu, hở miệng.
Thuốc đỏ
Ngoài sát khuẩn, thuốc đỏ còn có tác dụng chống lở loét, làm khô vết thương. Dù vậy, bạn không nên lạm dụng dung dịch này vì nó có chứa thủy ngân. Một số lưu ý cho bạn: Sau khi sát trùng vết thương bằng ô-xy già hoặc cồn, bạn dùng thuốc đỏ bôi vào vết thương. Với các vết thương trên diện rộng, vết thương sâu, bạn không nên tự ý sát trùng bằng thuốc đỏ vì thủy ngân tiếp xúc với máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng. ads: tin tuyển sinh của trường cao đẳng dược hà nội và cao đẳng y tế hà đông
Thuốc tím
Khi sử dụng, bạn hòa tan thuốc tím vào nước. Dùng bông y tế thấm dung dịch lau vết thương trên da, bên ngoài để diệt một số vi khuẩn, sát trùng vết thương. Thuốc tím còn được dùng để rửa rau sống. Tuy nhiên, một số vi khuẩn "cứng đầu" như trứng giun đũa, giun tóc… thường không bị diệt sau khi ngâm. Do đó, bạn cần rửa sạch rau rồi mới ngâm thuốc tím trong.
Nguồn: suckhoe