A mi đan có tác dụng kháng khuẩn, ngừa bệnh truyền nhiễm. Các tế bào bên trong a mi đan hoạt động như rào chắn ngăn mọi bệnh truyền nhiễm xâm nhập cơ thể. Nước chanh – Ảnh: Shutterstock Một khi bị viêm a mi đan, bạn có thể vượt qua tình trạng này mà […]
A mi đan có tác dụng kháng khuẩn, ngừa bệnh truyền nhiễm. Các tế bào bên trong a mi đan hoạt động như rào chắn ngăn mọi bệnh truyền nhiễm xâm nhập cơ thể.
Nước chanh – Ảnh: Shutterstock
Một khi bị viêm a mi đan, bạn có thể vượt qua tình trạng này mà không thật sự cần đến thuốc. Dưới đây là một số cách chữa viêm a mi đan bạn có thể thực hiện tại nhà.
Nước chanh: Hãy làm ngay một ly nước chanh ấm. Bạn có thể thêm một chút mật ong nguyên chất và muối, nhâm nhi nước chanh từ từ để làm giảm cơn đau do viêm a mi đan gây ra.
Sữa nghệ: Pha một ly sữa ấm, thêm chút nghệ và hạt tiêu đen. Nếu muốn chữa dứt viêm a mi đan, bạn cần uống sữa nghệ, tốt nhất là uống liên tục trong tối thiểu 3 đêm.
Nước trái cây tươi: Nước ép củ dền, cà rốt hoặc dưa leo đều có công dụng trị viêm a mi đan. Các loại nước ép này giúp củng cố hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng chống bệnh truyền nhiễm. Bạn có thể trộn cả ba loại nước ép lại với nhau hoặc uống riêng từng loại theo sở thích.
Hạt cỏ cà ri: Đun sôi một nắm hạt cỏ cà ri. Khi nước nguội thì lọc lấy nước và đem súc miệng. Đặc tính kháng khuẩn của cỏ cà ri sẽ giúp giảm đau cổ họng do viêm a mi đan gây ra. Đây là một trong những phương pháp điều trị tốt nhất chứng viêm a mi đan.
Trái vả tươi: Luộc trái vả tươi và đem xay tạo thành bột sền sệt. Lấy bột nhão này đắp lên vùng ngoài cổ họng sẽ giúp giảm đau và phát ban do viêm a mi đan gây ra. Bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn sau khi được điều trị bằng cách này.
Trà hoa cúc: Pha trà hoa cúc có thêm mật ong và chanh. Uống một tách trà hoa cúc không chỉ giảm đau họng mà còn giảm căng thẳng.
Bột đường phèn: Bạn có thể chọn cách đắp bột đường phèn bên ngoài cổ họng hoặc súc miệng bằng nước đường phèn. Nó sẽ giúp giảm viêm họng và ngừa sưng a mi đan.
Nguồn: suckhoe