Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giao tiếp sau này. Chính vì thế, nhiều bố mẹ rất lo lắng không biết cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ như thế nào? Trong bài viết dưới đây, tạp chí giáo dục sẽ giúp ba mẹ giải đáp […]
Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động giao tiếp sau này. Chính vì thế, nhiều bố mẹ rất lo lắng không biết cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ như thế nào? Trong bài viết dưới đây, tạp chí giáo dục sẽ giúp ba mẹ giải đáp chi tiết những thắc mắc trên đây nhé!
Việc nhận thấy bé yêu có một vài dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ khiến cho ba mẹ lo lắng và hoang mang không biết làm thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết:
Những biểu hiện của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Chậm phát triển ngôn ngữ thực chất là một chứng rối loạn giao tiếp. Trong đó bao gồm cả những khiếm khuyết về khả năng nói, khả năng phát triển ngôn ngữ và nghe hiểu. Khi trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ thì khả năng sử dụng ngôn ngữ của con so với các bạn chậm hơn trẻ bình thường. Trẻ sẽ gặp khó khăn khi diễn đạt những gì mà mình muốn nói. Và một trong những biểu hiện rõ nhất của việc trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ đó là sự tiếp cận thông tin rất chậm.
Ngoài những biểu hiện rõ ràng trên đây thì ba mẹ hoàn toàn có thể nhận biết bé bị chậm phát triển ngôn ngữ sớm qua các dấu hiệu sau đây:
- Bé đã 4 tháng tuổi mà không biết thể hiện vui, buồn thế nào. Trẻ vẫn chưa biết hóng chuyện và nói bi bô.
- Bé đã 6 tháng tuổi mà chưa biết cười hay la hét. Bé cũng không thể kết hợp các nguyên âm a,o,ơ tạo thành các tiếng bập bẹ,
- Bé đã 7 tháng tuổi mà chưa thể bắt chước được âm thanh của người khác tạo ra.
- Bé đã 8 tháng tuổi nhưng chưa thể trả lời được ba mẹ khi được gọi tên. Không biết bi bô các tiếng đơn giản như: mama, baba…
- Bé đã 12 tháng tuổi mà vẫn chưa thể nói được các từ đơn như “mẹ”, “bố”. Bé cũng không thể sử dụng các cử chỉ như vẫy tay, lắc đầu hoặc chỉ tay trong giao tiếp.
- Bé đã trên 15 tháng tuổi mà vẫn chưa biết bắt chước nói các từ như: không, có, tạm biệt, chào…
Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ giúp ba mẹ có phương án điều trị phù hợp để bình phục nhanh hơn. Vì thế khi ba mẹ nhận thấy con mình chậm chạp hơn so với các bạn đồng trang lứa cần phải đưa bé đi khám chuyên khoa ngay.
Hướng dẫn cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ
Sau khi đã xác định được chính xác trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ. Ba mẹ cần biết cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hiệu quả để bé có thể sớm cải thiện kỹ năng của mình. Dưới đây là một số lưu ý cho ba mẹ khi dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ:
Ba mẹ cần mô tả cụ thể bằng lời nói các hành động đang làm
Muốn dạy được bé bị chậm phát triển ngôn ngữ hiệu quả. Ba mẹ cần phải hết sức kiên nhẫn giải thích cho trẻ biết mình đang làm gì. Việc này còn giúp cho trẻ nhanh chóng mở rộng vốn từ và làm quen với thế giới xung quanh hiệu quả. Ví dụ như: ba mẹ yêu cầu con đi giày để ra ngoài chơi. Mẹ có thể nói với con là: Mẹ lấy giày cho con đi vào chân. Sau khi đi giày xong, mẹ con mình ra công viên chơi nhé! Như vậy với yêu cầu bé đi giày vào mẹ đã giải thích chi tiết lý do vì sao mà bé cần phải đi giày và ý nghĩa của hành động đó khi thực hiện.
Thường xuyên đọc sách cùng trẻ
Đọc sách chính là một trong những cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ hiệu quả nhất hiện nay. Mỗi ngày, ba mẹ cần dành ra cho con một khung giờ nhất định để cùng nhau đọc và khám phá những cuốn sách mới. Khi chọn sách cho bé bị chậm phát triển ngôn ngữ ba mẹ nên chọn loại sách có nội dung thú vị phù hợp với lứa tuổi. Nội dung cuốn sách có thể là những bài thơ ngắn dễ nhớ hay những câu chuyện có cốt truyện dễ hiểu. Điều này sẽ giúp bé học thêm được nhiều từ mới và cách giao tiếp của mọi người trong chuyện.
Luôn tạo điều kiện cho con tiếp xúc với nhiều từ mới
Đối với trẻ bị chậm phát triển ngôn ngữ, vốn từ của bé thường rất hạn chế. Do đó, ba mẹ muốn mở rộng vốn từ cho trẻ cần đưa trẻ thăm thú nhiều nơi, tiếp xúc với nhiều người. Cách này sẽ giúp cho bé vừa tìm hiểu được nhiều từ mới vừa được thực hành ngôn ngữ nhanh chóng. Nếu không có điều kiện để đi chơi thường xuyên. Ba mẹ có thể tận dụng những buổi đi chơi ở xung quanh khu phố. Đi chơi ở công viên gần nhà. Hay đi chơi với các bạn hàng xóm cùng tuổi cũng giúp bé phát triển ngôn ngữ hiệu quả.
Ba mẹ hãy hát cho bé nghe
Theo các chuyên gia khuyến cáo việc dạy con học nói qua các bài hát thiếu nhi được xem là rất hiệu quả. Vì những bài hát thiếu nhi có giai điệu vui tươi dễ nhớ sẽ khiến trẻ thích thú. Và đây chính là cách hiệu quả giúp cho bố mẹ có thể dạy con đọc đúng từ ngữ cũng như giải thích cho bé hiểu những câu chữ xuất hiện trong bài hát dễ hiệu nhất.
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ những người có chuyên môn
Nếu như sau một thời gian áp dụng các cách trên đây mà trẻ không có nhiều tiến triển. Ba mẹ hãy nghĩ đến việc tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia trị liệu ngôn ngữ cho trẻ. Các chuyên gia sẽ tiến hành chẩn đoán và đưa ra cho bố mẹ những lời khuyên hiệu quả về các phương pháp khắc phục hiệu quả tình trạng của bé. Tùy trường hợp nặng hay nhẹ mà các chuyên gia sẽ có các biện pháp can thiệp kịp thời giúp bé nhanh tiến bộ.
Tạm kết:
Ba mẹ nào cũng mong những đứa con của mình được khỏe mạnh và phát triển bình thường. Nhưng trong một số trường hợp nếu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ. Thì ba mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy tham khảo ngay những cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ chúng tôi giới thiệu trên đây. Hy vọng sẽ giúp ba mẹ tìm ra phương pháp hỗ trợ trẻ phát triển ngôn ngữ hiệu quả và nhanh chóng nhất nhé!