Một ngày, bỗng nhiên bạn có cảm giác muốn đi tiểu nhưng khi đi tiểu lại rất khó chịu, hoặc bạn cảm thấy đau xương chậu, thậm chí khi "yêu" cũng cảm thấy đau… phải làm sao? 1. Nhiễm trùng đường tiểu – nhiễm trùng đường tiết niệu Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh […]
Nhiễm trùng đường tiết niệu là bệnh dễ xảy ra hơn chúng ta tưởng. Việc thiếu nước đôi khi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra nhiễm trùng đường tiết niệu. Một số dấu hiệu của nhiễm trùng đường tiết niệu bao gồm: muốn đi tiểu liên tục, mỗi lần đi tiểu chỉ được một ít. Nếu bạn thấy nước tiểu của mình bị đục và có cặn, gợn, đồng thời kèm theo cảm giác đau ở xương sườn thì rất có thể đường tiết niệu của bạn đang gặp trục trặc, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
Trong trường hợp này tốt hơn hết bạn nên đi khám bác sĩ tiết niệu để được kiểm tra kĩ lưỡng hơn. Nếu đi khám phụ khoa thì bác sĩ cũng chỉ kê toa thuốc kháng sinh mà thôi.
2. Đau xương chậu và đau khi quan hệ tình dục
Nếu bạn thường bị đau vùng xương chậu, ngay dưới rốn thì nên cẩn trọng. Nếu những cơn đau ngày một nặng hơn, kéo dài hơn 6 tháng hoặc cảm thấy đau trong khi giao hợp thì hoàn toàn là những dấu hiệu cần phải khám ngay.
Nguyên nhân đơn giản của tình trạng này có lẽ do bạn có quan hệ tình dục quá thô bạo hoặc làm việc quá nhiều. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến mãn tính. Các chuyên gia và bác sĩ mới là người có thể đưa ra những nguyên nhân chính xác nhất cho trường hợp đau xương chậu ở phụ nữ. Trong nhiều trường hợp, bác sĩ sẽ cho bạn tiến hành xét nghiệm pap smear để chắc chắn rằng bạn có bị ung thư hay không?
Nếu bạn thường bị đau vùng xương chậu, ngay dưới rốn thì nên cẩn trọng.
3. Mất kinh hoặc kinh nguyệt không đều
Một trong những vấn đề y tế mà chị em thường bỏ qua nhất là kinh nguyệt không đều. Có nhiều lý do khiến kinh nguyệt của bạn thất thường, có thể do mất cân bằng nội tiết tố, mang thai, chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng và thiếu chất…
Kinh nguyệt không đều cũng làm tăng nguy cơ bệnh tim ở nhiều phụ nữ cùng với nguy cơ vô sinh cao hơn. Tuy nhiên, chị em cũng không cần phải quá hoảng hốt khi thấy kinh nguyệt tự nhiên biến mất thất thường, bởi ngày nay, tình trạng này cũng xảy ra với nhiều chị em. Nhưng để biết chính xác nhất việc kinh nguyệt của mình như vậy có do bệnh tật gì không thì chị em nên đi khám phụ khoa.
Như đã đề cập ở trên, kích thích tố đóng một phần lớn gây ra bất thường này. Nếu bạn đồng thời thấy những dấu hiệu như mụn trứng cá trên mặt thì yếu tố nội tiết càng có nhiều khả năng xảy ra.
Làm thế nào để chu kì nguyệt san được đều đặn?
Nhiều phụ nữ thường xuyên tập thể thao, nhất là những chị em tập với cường độ cao thường là người hay bị lỡ chu kì kinh nguyệt nhất. Dưới đây là những lời khuyên để kì nguyệt san cứ "đến hẹn lại lên".
– Nếu bạn đang dùng biện pháp tránh thai thì tiếp tục dùng loại biện pháp đó chứ không chuyển sang biện pháp khác.
– Tự giảm căng thẳng cho mình, bằng cách tham gia lớp học yoga hoặc các hoạt động vui vẻ khác ở nhà.
– Một trong những điều hiệu quả nhất mà bạn có thể làm cho chính mình là xem xét việc tiêu thụ các thực phẩm giàu chất béo. Giữ một chế độ ăn uống ít chất béo sẽ vừa có lợi cho sức khỏe của bạn, lại giữ cho kinh nguyệt đều đặn hàng tháng.
Nếu sau một thời gian thực hiện các biện pháp này mà không thấy hiệu quả thì bạn hoàn toàn có lý do chính đáng để đi khám phụ khoa càng sớm càng tốt.