Bên cạnh những món dưa góp, hành nén, củ kiệu muối truyền thống các bạn có thể tự chế món dưa góp tổng hợp cực ngon và giải ngán trong 3 ngày Tết. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bí quyết muối dưa tổng hợp trong bài viết dưới đây. Trong những ngày Tết các […]
Bên cạnh những món dưa góp, hành nén, củ kiệu muối truyền thống các bạn có thể tự chế món dưa góp tổng hợp cực ngon và giải ngán trong 3 ngày Tết. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bí quyết muối dưa tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Trong những ngày Tết các món muối được xem là món ăn chống ngán hiệu quả cho cả gia đình. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bí quyết muối dưa tổng hợp trong bài viết dưới đây nhé!
Nguyên liệu cần chuẩn bị
– 1 nửa cái súp lơ trắng cỡ nhỏ.
– 1 củ su hào
– 2 củ cà rốt
– 2 quả dưa chuột
– 1 củ tỏi
– 10 củ hành tím.
– 1 củ gừng nhỏ.
– 1/2 bát ăn cơm nước vo gạo
– 3-4 quả ớt cay tùy khả năng ăn đực cay mà gia giảm cho thích hợp.
– Gia vị chuẩn bị: đường, muối, nước đun sôi để nguội khoảng 1,5 lít
– Bình thủy tinh ngâm dưa góp có nắp đậy.
Cách làm chi tiết
Sơ chế các nguyên liệu:
– Su hào bạn đem rửa sạch gọt vỏ, thái sợi dày khoảng 1 cm.
– Cà rốt gọt vỏ, có thể cắt tỉa hoa, cắt mỏng 0.5 cm hoặc thái sợi như su hào dày 1 cm, dài từ 7 – 8 cm.
– Dưa chuột đem rửa sạch, ngâm nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra để ráo nước, đem bỏ ruột rồi cắt miếng vừa ăn, dày khoảng 1cm.
– Súp lơ các bạn bỏ cuống, thái lát mỏng.
– Sau đó bạn đổ tất cả nguyên liệu súp lơ, cà rốt, dưa chuột, su hào vào một chiếc chậu to, rắc vào 2 thìa canh muối, trộn đều để như vậy trong 30 phút.
Pha hỗn hợp ngâm dưa, có hai cách:
Cách 1: 1,5l nước trắng đun sôi để nguội + 4 thìa canh đường + 2 thìa canh muối + 1/2 bát con nước vo gạo (nên lấy nước của lần vo gạo thứ 3. Có thể dùng nước đun sôi để nguội để vo gạo ở lần này, hoặc dùng nước sôi đổ vào gạo tráng lấy 1/2 bát con nước gạo) khuấy cho tan đường và muối.
Cách 2: 1,5 lít nước trắng đun sôi để nguội + 4 thìa canh đường + 2 thìa canh muối + 3 thìa canh dấm khuấy đều cho tan.
Hỗn hợp ngâm này bạn có thể nêm nếm thêm bớt cho vừa miệng. Nếu thích vị chua thanh của nước vo gạo thì không cần dùng thêm dấm, bởi dấm chua nhanh hơn nhưng vị chua thường hơi gắt.
Muối dưa
– Tỏi thái lát mỏng
– Ớt để cả quả hoặc cắt lát (có thể cắt lát 1-2 quả, còn lại để nguyên quả cho vào bình trang trí, tùy vào khẩu vị cay mà cho lượng ớt phù hợp)
– Hành tím khô bóc vỏ bổ làm đôi.
– Gừng gọt vỏ thái miếng mỏng
– Bình thủy tinh hoặc bình nhựa rửa sạch, tráng qua một lần nước sôi để thật khô.
– Dưa góp sau khi ngâm muối được 30 phút, chắt hết phần nước củ quả tiết ra, có thể rửa qua lại một nước. Để thật ráo nước, đem phơi qua một nắng hoặc cho vào lò sấy hơi héo. Nếu không có nhiều thời gian thì bạn cũng có thể đem muối luôn.
– Xếp rau củ quả vào lọ, xem kẽ ớt, tỏi, gừng, hành khô lần lượt đến hết rồi đổ nước ngập rau củ quả, đậy lắp kín sau 2-3 ngày là ăn được. Dưa muối khi bắt đầu ăn được thì bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh được khoảng 1 tuần.
>>>Xem thêm: Cho thuê xe ô tô theo tháng