Mon, 04 / 2014 9:08 AM |

Chủ quan có thể là nguyên nhân khiến người lớn mắc sởi dễ dẫn đến các tai biến khó lường. Ông Kính cho biết ở người lớn, tuy bệnh sởi vẫn diễn biến theo dạng cổ điển nhưng cần hết sức cảnh giác với biến chứng não viêm gây rối loạn các trung khu tuần […]

Chủ quan có thể là nguyên nhân khiến người lớn mắc sởi dễ dẫn đến các tai biến khó lường. Ông Kính cho biết ở người lớn, tuy bệnh sởi vẫn diễn biến theo dạng cổ điển nhưng cần hết sức cảnh giác với biến chứng não viêm gây rối loạn các trung khu tuần hoàn hô hấp.

 

Ảnh minh họa

Người lớn cũng dễ mắc sởi nếu không phòng tránh. Ảnh minh họa.

Theo thống kê, cho tới nay số ca người lớn phải nhập viện và điều trị nội trú ở Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương chủ yếu thuộc nhóm thanh niên 22-32 tuổi, đa số sống ở Hà Nội và các tỉnh lân cận. Thời gian qua cũng đã có nhiều người lớn bị nhiễm sởi trong đó có nhiều ca nặng, nhưng đến giờ chưa ghi nhận trường hợp tử vong nào.

Tuy nhiên, nếu trẻ thường biến chứng chủ yếu là bội nhiễm đường hô hấp dẫn tới suy hô hấp nặng thì ở người lớn là biến chứng viêm não, gây rối loạn trung khu tuần hoàn đường hô hấp làm bệnh nhân có thể tử vong.

Cũng theo Tiến sĩ Kính cảnh báo, khi gia đình nào chỉ cần một cháu ốm thì 3-4 người đi theo chăm sóc vào viện đã tạo cho vi rút sởi lây lan. Một số người đã có miễn dịch nhưng lại mang virus trong đường hô hấp, quay trở lại gia đình làm lây lan virus.

Biện pháp phòng bệnh sởi ở người lớn

Theo các chuyên gia y tế người lớn mắc sởi do nhiều nguyên nhân có thể do chưa từng mắc lúc nhỏ, chưa tiêm văc-xin hoặc tiêm phòng từ quá lâu, trong khi có những chủng sởi mới xuất hiện. Trong thời gian vừa qua, môi trường thời tiết độ ẩm cao là điều kiện thận lợi cho nhiều mầm bệnh phát triển, trong đó có virus sởi.

Người lớn bị mắc sởi thường có các biểu hiện như: sốt, viêm long đường hô hấp, sau đó phát ban từ mặt, ngực lan xuống phần dưới cơ thể…

Để phòng tránh sởi, người lớn cũng cần phải áp dụng các biện pháp dự phòng chung như đeo khẩu trang khi đến chỗ đông người hoặc bệnh viện. Cần thường xuyên rửa tay bằng các loại thuốc sát trùng nhất là khi vào môi trường bệnh viện. Cần luôn giữ nhà cửa thông thoáng, sạch sẽ, tránh nơi tập trung đông người, vệ sinh thân thể phải được giữ sạch sẽ , ăn đầy đủ chất dinh dưỡng nâng cao thể trạng.

Cách tốt nhất để phòng tránh bệnh sởi đó là bảo vệ chủ động bằng tiêm vắcxin phòng bệnh. Mọi đối tượng chưa có miễn dịch (chưa tiêm phòng sởi hoặc chưa từng bị mắc sởi) có điều kiện nên đi tiêm vắc-xin phòng bệnh. Tiêm 1 mũi vắc xin sởi hiệu quả bảo vệ đạt 87%, tiêm 2 mũi hiệu quả đạt 95%.

Do đó, ngay khi có các biểu hiện bệnh cần đến cơ sở y tế khám để chẩn đoán và được tư vấn phương pháp điều trị.

Bài viết cùng chuyên mục