Mon, 07 / 2024 2:21 PM | helios

van bi điều khiển khí nén van bi điều khiển khí nén hút bể phốt quận đồ sơn hút bể phốt quận dương kinh Hút bể phốt tại từ sơn thông tắc cống huyện bạch long vĩ 108 Thông cống nghẹt tại Phú Quốc ống vi sinh 316l ống vi sinh 316l máy bộ đàm […]

 Chậm nói hiện đang là tình trạng hết sức phổ biến trong xã hội ngày nay. Số lượng trẻ em mắc triệu chứng chậm nói ngày một gia tăng khiến cho ba mẹ ngày càng lo lắng. Vậy ba mẹ cần phải làm gì khi con bị chậm nói? Tham khảo bài viết dưới đây để biết thêm kinh nghiệm dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả nhé!

Trẻ chậm nói đã trở thành vấn nạn của thời đại hiện nay. Khi mà internet ngày càng phát triển, trẻ em tiếp xúc với điện thoại, máy tính bảng nhiều lại càng dễ bị chậm nói. Để khắc phục tình trạng này hãy tham khảo thêm kinh nghiệm dạy trẻ chậm nói tại nhà dưới đây:

Trẻ bị chậm nói là nỗi lo của nhiều ba mẹ. 

Trẻ thế nào được xem là chậm nói?

Chậm nói hay là khi trẻ có tốc độ chậm hơn so với các bạn cùng trang lứa. Nhưng tình trạng chậm nói chỉ mang tính tạm thời và có thể mất đi nhờ sự trợ giúp của gia đình. Và cha mẹ và gia đình cần động viên để giúp trẻ “nói” được nhanh hơn. 

Chậm nói khác so với chậm phát triển ngôn ngữ rất nhiều. Chậm phát triển ngôn ngữ là khi trẻ nhỏ có biểu hiện của việc khó tiếp thu, nghe hiểu và giao tiếp bằng ngôn ngữ với những người xung quanh. Thông thường, chậm tiếp thu chỉ được chẩn đoán khi trẻ đã đi học. 

Dấu hiệu nào báo hiệu trẻ bị chậm nói 

Thông thường, ba mẹ sẽ rất khó có thể nhận biết được là con mình có bị chậm nói hay không. Nên dưới đây là một số dấu hiệu cho các bạn tham khảo: 

  • Trẻ đã 12 tháng mà chưa biết nói những từ đơn như ba, má, mẹ, bà…Trẻ cũng chưa biết dùng cử chỉ để giao tiếp như vẫy tay hay khoanh tay…
  • Trẻ đã 18 tháng mà vẫn gặp khó khăn trong việc bắt chước các âm thanh hoặc tiếng nói.
  • Trẻ đã 2 tuổi mà vẫn chỉ mới có thể lặp đi lặp lại được những từ đơn giản mà không thể dùng ngôn ngữ để giao tiếp nhiều hơn giai đoạn trước. 
  • Trẻ đã 3 tuổi mà chưa biết nói các câu phức tạp hay giao tiếp thành thạo bằng ngôn ngữ khi nói chuyện với người xung quanh. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ 

Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm nói ở trẻ em. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp nhất cho ba mẹ tham khảo: 

  • Chậm nói do bé gặp những khiếm khuyết về lưỡi hoặc vòm miệng. Một số trẻ có dây thắng lưỡi bị dính sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ. Nên các bạn muốn con hết chậm nói nên can thiệp các thủ thuật ngoại khoa.
  • Chậm nói  có thể bắt nguồn từ nguyên nhân trẻ bị tự kỷ. Tất cả các trẻ bị mắc chứng tự kỷ đều chậm nói. 
  • Trẻ bị khuyết tật về trí tuệ gây ra hiện tượng chậm nói. Ví dụ như bé bị mắc chứng khó đọc và khuyết tật học tập sẽ dẫn đến bị chậm nói. 
  • Trẻ bị mắc một số vấn đề về tâm lý và xã hội. Nhưng điều này đã gây ra sự chậm nói ở trẻ. 

Kinh nghiệm dạy trẻ tập nói tại nhà hiệu quả 

Nếu phát hiện ra con bị chậm nói, ba mẹ cũng không nên quá lo lắng. Dưới đây là cách dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả: 

Ba mẹ nên nói chuyện với trẻ nhiều hơn 

Để cải thiện được tình trạng chậm nói của trẻ, cách tốt nhất là ba mẹ nên dành thật nhiều thời gian để trò chuyện với trẻ hàng ngày. Với trẻ sơ sinh ngay từ khi bé biết hóng chuyện, ba mẹ đã có thể dùng các thanh âm đơn giản như ba, má để nói với bé. Sau này, bé sẽ dần dần bắt chước và nói lại theo bạn. Bạn hãy luôn khen ngợi con khi con đáp lại câu trả lời. Nếu mà con không nói được từ nào đó, bạn hãy kiên nhẫn lặp lại từ đó với con nhiều lần để giúp con học nói tốt hơn. 

Nói và giải thích với trẻ rõ ràng những việc mình đang làm 

Trong cuộc sống, nếu bạn giải thích cho trẻ nghe biết mình đang làm gì thì sẽ giúp cho trẻ có thể vừa mở rộng vốn từ lại giúp phát triển kỹ năng nghe và nói của trẻ tốt hơn. Ví dụ: Bạn muốn cho bé ăn cơm. Bạn có thể nói với con như sau: “Mẹ lấy cơm cho Bơ ăn nhé!”. Như vậy, bé sẽ biết được là mình đang sắp được ăn và ngoan ngoãn dùng bữa…Ba mẹ nên lặp đi lặp lại nhiều lần các câu nói hàng ngày cho bé có thể hiểu và học theo. 

Nói chậm để bé có thể dễ hiểu hơn 

Trẻ mới học nói thì chưa có khả năng xử lý và tiếp cận thông tin nhanh chóng. Do đó, khi bạn nói chuyện với con cần nói chậm, nói rõ ràng để bé có thể tiếp nhận và xử lý thông tin tốt hơn. Việc nói chậm cũng giúp cho bé có thể học và bắt chước các câu nói của bố mẹ nhanh và chính xác hơn. 

Dành thời gian để chơi với con nhiều hơn 

Dù công việc bận rộn nhưng muốn con nhanh biết nói, ba mẹ cũng nên dành thời gian hàng ngày để nói chuyện với con. Ba mẹ đừng để làm bạn với ipad, smartphone, tivi…Những đồ vật này sẽ chỉ đưa ra tương tác 1 chiều cho bé. Nên nó không thể khơi gợi cho bé mong muốn trao đổi và giao tiếp. Chính vì thế mà trẻ em hiện đại ngày nay dễ bị chậm nói nhiều hơn. Cách khắc phục tình trạng này đó là dành thời gian vui chơi, tâm sự với con nhiều hơn. 

Đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày 

Những cuốn sách với hình ảnh ngộ nghĩnh và màu sắc tươi sáng sẽ là cách trị liệu tốt nhất cho trẻ bị chậm nói. Do đó, ba mẹ hãy dành cho con thời gian để đọc sách mỗi ngày khoảng 15 – 20 phút. Bạn hãy cùng con đọc các câu truyện ngắn vui vẻ liên quan đến cuộc sống xung quanh. Hay những câu truyện cổ tích để bé có thể vừa phát triển trí thông minh ngôn ngữ và trí tưởng tượng bay xa hơn. 

Tạo cho bé môi trường để tự giải quyết vấn đề của mình 

Để giúp con học nói nhanh hơn, các bạn nên tạo điều kiện cho con được chơi chung với các bạn cùng lứa tuổi như đi nhà trẻ, đến khu vui chơi, công viên…Khi cùng chơi với các bạn, bé sẽ hình thành nhu cầu muốn trao đổi và giao tiếp với những người xung quanh. Điều này sẽ giúp kích thích bé học nói để có thể cùng chơi với các bạn được thuận lợi hơn. Và ba mẹ hãy nhớ nên tạo cho bé môi trường để có thể tự giải quyết vấn đề của mình. Khi trẻ va chạm với bạn nếu trẻ tự mình giải quyết vấn đề phát sinh thì sau này con sẽ tự tin và không còn sợ sệt. Từ đó, ngôn ngữ của trẻ cũng được hoàn thiện tốt hơn. 

Hát cho bé nghe mỗi ngày

Ba mẹ thường xuyên hát cho bé nghe những bài hát thiếu nhi chính là cách giúp dạy trẻ tập nói tại nhà hiệu quả. Những bài hát thiếu nhi thường có câu từ sinh động dễ nhớ nên giúp trẻ tiếp thu được ngôn ngữ tốt hơn. Với cách này, bạn không cần ép trẻ học nói mà bé sẽ tự nhiên nghe mẹ hát mà học nói học hát theo rất nhanh. Mẹ đừng quên khen ngợi và vỗ tay khi trẻ phát âm được những từ nào đó chính xác. Điều này sẽ giúp cho bé cảm thấy vui vẻ và hứng thú hơn mà nói nhiều hơn. 

Tạm kết: 

Như vậy, chậm nói ở trẻ không phải vấn đề quá nghiêm trọng. Nếu phát hiện ra con bị chậm nói, việc ba mẹ cần làm đó là tìm cách khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết trên đây đã giúp cho các bạn học được kinh nghiệm dạy trẻ tập nói tại nhà hiệu quả. Nếu sau khi đã áp dụng mọi cách mà không thấy tình trạng cải thiện thì nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn tốt nhất nhé!

 

Bài viết cùng chuyên mục