Món bánh trung thu là món bánh khoái khẩu của tất cả mọi người khi rằm tháng 8 đến. Mỗi lần ăn đến nó thì hương vị bánh lại làm tôi nhớ đến thời thiếu nhi rất nhiều những kỉ niệm . Đó là những kỉ niệm vô cùng vui và đầy trẻ thơ trong […]
Món bánh trung thu là món bánh khoái khẩu của tất cả mọi người khi rằm tháng 8 đến. Mỗi lần ăn đến nó thì hương vị bánh lại làm tôi nhớ đến thời thiếu nhi rất nhiều những kỉ niệm . Đó là những kỉ niệm vô cùng vui và đầy trẻ thơ trong đó.
Và cũng giống như bao đứa trẻ khác tôi cũng lớn lên với sự che chở của vòng tay cha mẹ và người thân. Mỗi dịp tết thiếu nhi đến là tôi háo hức ngóng chờ mẹ mua cho mình một chiếc đèn ông sao và kèm theo cả đó là những chiếc bánh trung thu ngon. Món ăn mà chỉ sau thời gian thắp hương(Cuộc rước đèn kết thúc) thì về sẽ được thưởng thức cùng gia đình.
Bây giờ lớn lên rồi tôi còn nhớ rất rõ những kỉ niệm vui đó nhưng nếu một ngày những đứa con của tôi mà được tôi tự làm bánh và cho chúng thưởng thức thì sẽ như thế nào nhỉ(một suy nghĩ bất chợt trong tôi). Hôm nay đọc trên mạng mình tổng hợp được rất nhiều kinh nghiệm về cách làm bánh trung thu, bắt đầu từ kinh nghiệm đó, nhỡ tôi sẽ áp dụng được và thực hiện được cái ước mơ bất chợt của tôi thì sao. Thế thì bây giờ tôi và các bạn cùng đi làm loại bánh đầu tiên trong bánh trung thu nhé.
Mục lục
1. CÁCH LÀM BÁNH DẺO
Bánh dẻo là loại bánh vô cùng dễ làm, các bạn nhìn thì cứ tưởng thế chứ nhưng dễ làm lắm các bạn cứ yên tâm. Với nguyên liệu làm bánh dẻo đều là nguyên liệu đã được làm chín từ trước, làm xong bạn có thể ăn ngay mà không cần phải dùng lò nướng. Nhưng để tạo ra món bánh dẻo ngon thì bạn cần sự kiên nhẫn và cách pha trộn nguyên liệu chính xác.
Phần 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Chúng ta có rất nhiều loại bánh dẻo để thưởng thức trong ngày trung thu nhưng hôm nay mình sẽ chia sẻ cho các bạn là món bánh dẻo nhân trà xanh. Chúng ta cần chuẩn bị những nguyên liệu sau:
Các nguyên liệu dùng làm vỏ bánh:
+ Một cân đường trắng
+ Một lít nước lọc
+ Sáu lạng bột làm bánh dẻo.
+ Một lạng bột áo, các bạn nhớ để khô không trộn
+ Nước hoa bưởi (không bắt buộc).
+ Mười quả chanh
+ 50 gram bột trà xanh, dầu ăn
Các nguyên liệu dùng làm nhân bánh thập cẩm:
+ Một lạng hạt dưa, mứt sen, mứt bí, mứt gừng, vừng, vài quả trứng chim cút.
+ Các loại đậu tùy sở thích: đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ… ngâm trước ít nhất bốn tiếng để hạt đậu mềm ra.
+ Và nhiều nguyên liệu tự chọn khác: lạp xưởng, hạt điều, đậu phộng…
Phần 2: Thực hiện làm bánh
Bước 1: Nấu nước đường
Bạn cần có quả chanh(nhớ phải rửa sạch), cắt đôi quả chanh ra vắt lấy nước nhớ là bỏ hết hạt đi nhé. Chú ý không vắt chanh quá kĩ sẽ làm đắng bánh rất khó ăn
Pha đường với nước lọc với khối lượng nước vừa đủ. Sau đó bạn đổ nước đường vào nồi đun sôi trong khoảng 10 phút. Sau đó bạn đổ nước cốt chanh vào đun sôi sùng sục lên trong khoảng 1 phút rồi bắc ra. Tiếp theo nước đường nguội thì đổ ra cốc thủy tinh. Mặt khác không nên khuấy hay đảo trong lúc đun sôi nước đường.
Bước 2: Làm vỏ bánh
Công đoạn làm vỏ bánh khá cầu kì, bạn phải cho dầu ăn, bột trà xanh và nước hoa bưởi trộn cùng với nước đường, quấy đều dung dịch.
Chia bột bánh dẻo làm 3 phần bằng nhau. Phần bột đầu tiên bạn cho vào hỗn hợp nước đường rồi dùng dụng cụ đánh trứng để đánh hỗn hợp này thật nhuyễn và mịn. Tiếp theo cho phần bột thứ hai vào và tiếp tục dùng dụng cụ đánh trứng trộn đều. Lúc này bột có thể sẽ hơi vón cục nhưng vẫn có thể trộn đều được. Khi trộn xong bột sẽ thành một khối dẻo mịn.
Còn lại phần bột thứ 3 thì bạn chú ý không nên đổ trộn hết vào và đánh đều như 2 phần bột trước đó mà bạn dùng thìa xúc từng thìa một cho vào đánh nhuyễn, trộn cho bột hòa quyện hết thì mới cho thìa tiếp theo vào. Cho bột đến khi bột trở nên dẻo và đặc là được. Sau khi hoàn thành công việc bạn lấy nilong bọc lấy miệng bát tô, để bột nghỉ trong vòng 30 phút.
Bước 3: Làm nhân bánh
+ Hạt dưa bóc vỏ, lấy nhân.
+ Với các sợi mứt dài thì nên cho vào cối giã để nó nhỏ lại vừa dễ ăn vừa đẹp mắt.
+ Chuẩn bị một ít vừng để rang. Chú ý rang vừng không được để cháy mà vừng khi rang xong phải thơm, có màu sậm. Sau khi rang xong bạn cho vào một cái khăn với tác dụng nhằm hút ẩm. Công đoạn tiếp theo là luộc trứng chim cút và bóc vỏ.
+ Cho đậu vào hộp thủy tinh + nửa thìa cà phê muối và nước xâm xấp mặt đậu rồi cho vào lò vi sóng quay ở nhiệt độ cao trong mười phút. Cho đậu xanh vào máy xay + nước đường hoa bưởi xay nhuyễn. Việc xay đã hoàn thành bây giờ lấy hỗn hợp cho nên chảo khuấy đều với mục đích làm khô hỗn hợp. Đến khi bột còn dẻo dẻo, sần sật là được.
+ Trộn hạt dưa, các loại mứt, vừng rang với bột đậu xanh cho đều.
Bước 4: Ép khuôn bánh
Công đoạn này cần sự thẩm mỹ bên trong của mỗi người làm bánh. Mặt khác nó là hình hạng, kích thước, màu sắc bên ngoài của bánh. Khách hàng có thấy hợp về khẩu vị là yếu tố quyết định sau cái nhìn về chiếc bánh có đẹp mắt hay không.
Việc bảo quản bánh như thế nào cũng tạo nên chất lượng của bánh. Theo kinh nghiệm của các chuyên gia thì bạn nên cho bánh vào tủ lạnh bởi vì bánh để trong tủ lạnh qua ngày sẽ ngon và dẻo hơn. Nên dùng bánh trong vòng bốn ngày sau khi thực hiện bánh.
Các bạn đón tiếp phần 2 nhé!!!