Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm hay xảy ra trong vụ mùa đông xuân từ tháng 3 cho đến tháng 4. Căn bệnh này lây qua đường tiếp xúc nên rất dễ phát tán. Đối tượng dễ mắc thủy đậu nhất đó là trẻ em trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi. […]
Thủy đậu là căn bệnh truyền nhiễm hay xảy ra trong vụ mùa đông xuân từ tháng 3 cho đến tháng 4. Căn bệnh này lây qua đường tiếp xúc nên rất dễ phát tán. Đối tượng dễ mắc thủy đậu nhất đó là trẻ em trong độ tuổi từ 3 tháng đến 6 tuổi. Trong bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tham khảo cách chữa thủy đậu cho trẻ em bằng bài thuốc từ lá dâu tằm.
Với trẻ em cơ thể còn non yếu nên các bạn lưu ý không được tùy tiện sử dụng thuốc khi điều trị bệnh thủy đậu. Hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết dưới đây để biết cách chữa thủy đậu cho trẻ em bằng lá dâu tằm.
Nguyên liệu cần chuẩn bị
30 gam lá dâu tằm tươi chọn loại không non không già quá.
20 gam cỏ mần chầu.
20 gam lá tre tươi
20 gam cam thảo đất tươi.
Những nguyên liệu này các bạn có thể mua tại các quầy thuốc Đông Y nếu như không tìm thấy.
Cách làm thuốc
Bạn mang tất cả các nguyên liệu này đi rửa sạch sau đó thái thành từng khúc ngắn với cỏ mần chầu và cam thảo đất.
Tiếp đến bạn cho tất cả vào cùng với 1 lít nước đem đi sắc cho đến khi thuốc cô đặc lại chỉ còn 30ml thì dừng.
Bạn chắt nước thuốc ra để nguội cho trẻ uống 7-10 lần một ngày. Mỗi lần uống khoảng 2-3ml. Thuốc sắc chỉ được dùng trong ngày và không dùng thuốc cũ từ hôm trước.
Bạn thực hiện bài thuốc này liên tục trong vòng 2 ngày thì các nốt thủy đậu sẽ biến mất dần dần. Lưu ý: Bài thuốc này chỉ nên được áp dụng với những bé có triệu chứng sốt nhẹ hoặc không sốt chảy nước mũi. Các nốt mụn mọc rải rác, ngứa nhiều và ít ho. Trường hợp thủy đậu nặng hơn thì nên đến các trung tâm y tế để được cấp cứu kịp thời.
Một số đều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị thủy đậu
Trong thời gian điều trị muốn bé nhanh khỏi các mẹ cần thực hiện những việc dưới đây:
- Thứ nhất cần giữ cho bé không chạm vào nước lạnh đặc biệt là nước mưa.
- Thứ hai không cho bé ra ngoài gió sẽ làm các nốt mụn mọc thêm nhiều hơn.
- Thứ ba tăng cường cho bé ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin C như chanh, cam, bơ, dâu tây, kiwi, lê, dưa hấu, cà chua…Thực phẩm này giúp tăng sức đề kháng cho bé khỏe mạnh và chống lại được virus thủy đậu.
- Thứ tư sử dụng các loại thuốc bôi ngoài da để chống bội nhiễm vi khuẩn. Dùng các loại thuốc chứa hàm lượng collagen để giúp da mau liền hơn phòng ngừa sẹo lõm.
- Thứ năm khi mà các vết thương bắt đầu khô miệng nên sử dụng thêm nghệ tươi để kích thích da mới mọc thay da cũ.
Khi bé bị thủy đậu thường cảm thấy rất ngứa ngáy nên có thể sẽ đưa tay gãi các nốt thủy đậu. Điều này không hề tốt mà còn làm cho bé có khả năng nhiễm trùng nhiều hơn. Vì vậy, các mẹ cần hạn chế tối đa việc con thò tay vào gãi bằng cách bôi các loại thuốc có khả năng giảm đau giảm ngứa cho con.