#thieumau #thieusat #suydinhduong Máu làm nhiệm vụ cung cấp oxy nuôi dưỡng tất cả các cơ quan trong cơ thể, do vậy nếu bị thiếu máu thì cũng đồng nghĩa với việc rất nhiều cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Trong cuộc sống, bất kỳ ai cũng có thể bị thiếu máu, trong […]
#thieumau #thieusat #suydinhduong
Máu làm nhiệm vụ cung cấp oxy nuôi dưỡng tất cả các cơ quan trong cơ thể, do vậy nếu bị thiếu máu thì cũng đồng nghĩa với việc rất nhiều cơ quan trong cơ thể bị ảnh hưởng. Trong cuộc sống, bất kỳ ai cũng có thể bị thiếu máu, trong đó thiếu máu thiếu sắt là phổ biến.
Theo Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Việt Hương – Bệnh viện ĐKQT Vinmec Times City, thiếu máu thiếu sắt là tình trạng xảy ra khi hồng cầu bị giảm cả về số lượng và chất lượng do thiếu sắt hay nói cách khác là cơ thể bị thiếu máu vì không tổng hợp đủ hemoglobin do thiếu sắt. Những đối tượng dễ bị thiếu máu thiếu sắt bao gồm:
Thanh thiếu niên đang tuổi lớn;
Phụ nữ mang thai và cho con bú;
Người mắc các bệnh đường ruột, viêm dạ dày;
Phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt kéo dài;
Bị u xơ tử cung.
Theo thống kê, có khoảng 36-40% phụ nữ Việt Nam có nguy cơ bị thiếu máu thiếu sắt. Tình trạng này có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, các triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt bao gồm:
Da xanh xao;
Lòng bàn tay, niêm mạc mắt, lưỡi, môi nhợt hơn;
Thở dốc khi đi cầu thang;
Thở dốc khi lao động;
Đau đầu, khó ngủ, ăn uống không ngon.
Ở phụ nữ mang thai nếu bị thiếu máu thiếu sắt nghiêm trọng sẽ dẫn đến thai chậm phát triển, thai nhẹ cân, nguy cơ băng huyết khi sinh nở…
Ở thanh thiếu niên, thiếu máu thiếu sắt sẽ làm:
Chậm lớn;
Chậm tăng chiều cao;
Rụng tóc;
Niêm mạc khô, nhợt;
Giảm khả năng ăn uống.
Những người ốm bị thiếu máu thiếu sắt sẽ khó hồi phục. Tình trạng thiếu máu thiếu sắt lâu ngày sẽ dẫn tới giảm sức đề kháng, dễ bị nhiễm trùng và virus, vi khuẩn tấn công. Tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn tới suy tim, suy giảm chức năng thận, gan, đối với trẻ nhỏ thì chậm phát triển về tinh thần, thể chất.
“Thiếu máu thiếu sắt nên ăn gì?” là thắc mắc của nhiều người, trên thực tế, chế độ dinh dưỡng bổ sung sắt cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo cân đối và đủ nhu cầu các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Theo đó, chế độ dinh dưỡng cần cân đối giữa protein động vật và protein thực vật. Bên cạnh đó, việc bổ sung thực phẩm chứa sắt phải đảm bảo theo nhu cầu và khuyến nghị về tuổi, giới của người bệnh.
Ấn “Đăng kí” để theo dõi các video mới nhất về sức khỏe tại :
Liên hệ với Vinmec:
Fanpage:
Website:
Hệ thống bệnh viện:
————————
Bản quyền thuộc về Vinmec
Copyright by Vinmec ☞ Do not Reup
source