Wed, 06 / 2014 9:23 AM | helios

Hòn Đất là căn cứ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ và là một trong những trạm dừng chân của con đường 1C huyền thoại do lực lượng thanh niên xung phong khu Tây Nam bộ đảm trách.       Ở Hòn Đất, trước mặt là biển cả mênh mông lộng gió. Sau […]

Hòn Đất là căn cứ cách mạng thời kháng chiến chống Mỹ và là một trong những trạm dừng chân của con đường 1C huyền thoại do lực lượng thanh niên xung phong khu Tây Nam bộ đảm trách.

 

 

 

Ở Hòn Đất, trước mặt là biển cả mênh mông lộng gió. Sau lưng là đỉnh Hòn Me sừng sững với trạm phát sóng của Đài Truyền hình Kiên Giang. Du khách khám phá Điện Mặt Trăng, xóm Mũi rồi đi theo các bậc tam cấp để lên suối Lươn. Đi tiếp, du khách sẽ đến hang Hòn còn gọi là hang Quân y. Lòng hang uốn lượn, quanh co, gập ghềnh, chỗ rộng chứa được vài chục người, chỗ hẹp phải lách mình chui qua.

 

 

Hòn Đất ngày nay đã gắn liền với tên “chị Sứ”, một nhân vật trong tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức và bộ phim cùng tên của đạo diễn Hồng Sến. Nhân vật chị Sứ được xây dựng dựa trên hình ảnh của nữ liệt sĩ bất khuất Phan Thị Ràng đã sống và chiến đấu anh dũng trên vùng đất này vào những năm đầu thập kỷ 60 của thế kỷ trước. Sinh năm 1937 ở xã Lương Phi, huyện Tri Tôn (tỉnh An Giang), anh hùng Phan Thị Ràng tham gia cách mạng lúc 13 tuổi và hy sinh vào rạng sáng ngày 9/1/1962 khi mới 25 tuổi ngay dưới chân núi Hòn Đất.

Vượt qua cổng chào hoành tráng vào sâu trong khu di tích, du khách sẽ nhìn thấy hai tấm đá hoa cương có khắc tên tuổi của 967 liệt sĩ huyện Hòn Đất. Từ đó bước xuống 37 bậc đá sẽ gặp mộ của nữ liệt sĩ, anh hùng Phan Thị Ràng. Ngôi mộ có mái ngói giả cổ uốn cong như ngôi miếu nhỏ và được đỡ bởi 12 cây cột trụ bề thế, uy nghi. Gần mộ “chị Sứ” hiện nay là quần thể phù điêu, tượng đài, nhà trưng bày hiện vật lịch sử ads. tuyển sinh cao đẳng sư phạm hà nội.

Nằm trong khuôn viên rộng 22.000m2 dưới chân Hòn Me, khu trưng bày chứng tích chiến tranh có các hiện vật như xác máy bay A.37, trực thăng, xe tăng M.47, pháo 105 li, vỏ bom, súng cối và các loại khí tài, quân dụng khác mà kẻ địch đã sử dụng tại vùng đất Ba Hòn. Năm 2011, khu trưng bày tiếp nhận từ đảo Trường Sa đá chủ quyền và cây bàng trái vuông. Cây bàng trái vuông sau đó được trồng tại đỉnh Hòn Me, cây nhanh chóng bén đất và phát triển xanh tốt. Trên đỉnh Hòn Me còn có một phiên bản cột mốc chủ quyền của quần đảo Trường Sa do  Bộ Tư lệnh Hải quân thiết kế, xây dựng. Trong khu di tích Hòn Đất lưu trữ nhiều hình ảnh, tư liệu, phản ánh  lịch sử đấu tranh anh hùng của quân dân huyện Hòn Đất và tỉnh Kiên Giang, cùng các lực lượng thanh niên xung phong đường 1C, các lực lượng vũ trang khu 9. Đặc biệt là trận quyết chiến xảy ra vào tháng 1/1962, lúc ấy địch tập trung hơn 2.000 quân đánh vào vùng căn cứ Ba Hòn (Hòn Đất, Hòn Me, Hòn Sóc). Chị Phan Thị Ràng (còn có tên là Tư Phùng) đã tổ chức nhân dân đấu tranh chính trị, phối hợp với các hoạt động vũ trang buộc địch phải rút lui. Đêm 8 rạng ngày 9/1, trên đường công tác, chị Tư Phùng bị địch phục bắt, chúng tra tấn chị rất dã man nhưng vẫn bất lực không khai thác được gì và đã hành quyết chị. Ngày 20/12/1994, Chủ tịch nước đã truy tặng cho chị Tư Phùng – Phan Thị Ràng – chị Sứ danh hiệu cao quý: anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Năm 1989, Hòn Đất được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, ads.địa chỉ mua quà tết, yến sàorượu vang biếu tết online uy tín trên toàn quốc.

Có một điểm nhấn khá đặc biệt đối với khách tham quan và những người quan tâm đến môi trường là trên lưng chừng núi Hòn Me hiện nay đã hình thành Trạm Cứu hộ động vật hoang dã với  diện tích gần 3ha. Tại đây các loài động vật hoang dã quý hiếm được cán bộ Tổ chức WAR (Tổ chức Bảo tồn động vật hoang dã) chăm sóc sức khỏe, phục hồi bản năng hoang dã và sẵn sàng trở về thiên nhiên.

Ngày nay khu di tích lịch sử Hòn Đất là địa chỉ du lịch hấp dẫn bởi non nước hữu tình và những câu chuyện thời chiến tranh đã trở thành huyền thoại đầy tự hào của người Hòn Đất. Một điều thú vị cho du khách là có thể sẽ gặp “cô Cà Mỵ” – một nhân vật trong tác phẩm Hòn Đất “bằng xương bằng thịt”. Giờ đây bà đã hơn 80 tuổi, và trong lời trò chuyện bà Cà Mỵ luôn nhất quyết thanh minh với mọi người rằng bà không phải là con của bà Cà Sợi, cũng như không bao giờ là em ruột của tên Trung úy Xăm hung ác (những nhân vật được hư cấu trong tiểu thuyết Hòn Đất); những tình tiết đó là do nhà văn xây dựng nên mà thôi!…

Nguồn: Vnexpress

Bài viết cùng chuyên mục