Mon, 09 / 2019 10:27 AM | helios

Việt Nam là nước có nền văn hóa ẩm thực đa dạng. Từ Bắc vào Nam đều có những món ăn dân tộc vô cùng đặc sắc với những tên gọi khá lạ tai. Trong bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi khám phá những món ăn như thế. Những món ăn này không […]

Việt Nam là nước có nền văn hóa ẩm thực đa dạng. Từ Bắc vào Nam đều có những món ăn dân tộc vô cùng đặc sắc với những tên gọi khá lạ tai. Trong bài viết hôm nay hãy cùng chúng tôi khám phá những món ăn như thế.

Những món ăn này không chỉ có tên gọi hết sức lạ lùng mà còn có hương vị khá hấp dẫn.

Món Pa pỉnh tộp

Đây là món ăn được gọi theo tiếng của người Thái. Tên nghe lạ nhưng thực chất đó chỉ là món cá nướng đặc biệt của người Thái. Nếu có cơ hội thưởng thức chắc chắn bạn không thể nào quên hương vị của nó.

Món cá nướng này được chế biến khá công phu khi con cá được làm sạch chẻ đôi ra và ướp các loại gia vị như gừng, sả, ớt tươi, rau mùi, rau thơ, húng quế…Cá sau khi nướng lên sẽ có hương vị thơm ngon, hấp dẫn của các loại rau gia vị. Khi ăn cá nên ăn kèm chút sôi chấm với chẩm chẻo cực kỳ hấp dẫn.

Món cơm âm phủ

Món cơm này là món ăn truyền thống của người Huế. Món cơm có cái tên nghe rợn người này lại vô cùng đẹp mắt và ngon miệng. Món ăn có đầy đủ các nguyên liệu như trứng chiên, nem chua, chả giò, thịt nướng, tôm rang, dưa chuột…Mỗi loại nguyên liệu các bạn thái sợi rồi sắp xếp xung quanh cơm trắng.

Cơm âm phủ ăn kèm nước mắm có pha tỏi, đường, nước cốt chanh…Khi ăn rưới nước mắm vào trộn đều cơm vào các nguyên liệu đã chuẩn bị trước sẽ thấy hết cái ngon của món ăn này.

Sà bì chưởng

Sà bì chưởng là món ăn lạ tai có nguồn gốc tại Sài Gòn. Nhưng thực chất nó chỉ là một cách gọi khác của món cơm tấm sườn bì chả. Món ăn này được bán rất nhiều trên các con phố của Sài Gòn. Món ăn thích hợp với cả người bình dân cho đến các thực khách khó tính.

Cơm tấm cần phải xốp tơi. Sườn được ướp gia vị đủ loại nướng khéo có màu vàng đậm, giòn bên ngoài và ngọt bên trong. Cơm tấm sườn bì chả chỉ ngon khi ăn vào lúc nửa đêm về sáng.

Món cơm huyết rồng

Món cơm huyết rồng được nấu từ gạo huyết rồng hay còn gọi là gạo lứt đặc sản của Đồng  Tháp. Hạt gạo mẩy khi nấu thành cơm thì thơm ngậy càng nhai sẽ có vị bùi và béo. Loại gạo này có chất chống oxy hóa và có giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe của trẻ em và phụ nữ mang thai.

Cơm huyết rồng được ăn kèm với muối mè truyền thống vừa thanh đạm lại thơm ngon hấp dẫn.

 

Bài viết cùng chuyên mục