Trong quá trình nuôi con nhỏ, không ít lần các bạn lo lắng và sốt ruột khi bé bị đau bụng. Vậy tại sao bé đau bụng? hiện đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Về cơ bản đau bụng được chia làm 2 loại đó là: đau bụng cấp tính (xảy ra […]
Trong quá trình nuôi con nhỏ, không ít lần các bạn lo lắng và sốt ruột khi bé bị đau bụng. Vậy tại sao bé đau bụng? hiện đang được rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm.
Về cơ bản đau bụng được chia làm 2 loại đó là: đau bụng cấp tính (xảy ra nhanh) và đau bụng mạn tính ( kéo dài).
Mục lục
Đau bụng cấp tính thông thường hay gặp ở trẻ em
Tắc ruột
Xuất hiện đột ngột hoặc từ từ , đau quanh rốn và bụng dưới, đau lan ra sau lưng, đau quặn từng cơn. Trẻ nôn, khó ỉa , bụng căng cứng và óc ách ở ruột.
Lồng ruột
Xuất hiện đột ngột, đau quanh rốn và bụng dưới, không đau lan, đau quặn từng cơn, có dấu hiệu rắn bò, trẻ nôn, ỉa ra máu tươi, chọc thăm khám trực tràng thấy máu.
Viêm ruột thừa
Xuất hiện đột ngột , đau vùng hố chậu phải , có thể cạnh rốn, đau lan ra sau lưng hoặc vùng chậu hông , đau nhói, liên tục. Trẻ buồn nôn, nôn, sốt , cảm giác đau khu trú vùng hố chậu phải.
Viêm tụy
Xuất hiện đột ngột, đau vùng thượng vị, 1/4 bụng bên trái, đau lan ra sau lưng , đau nhói, liên tục, trẻ buồn nôn và nôn.
Sỏi niệu
Xuất hiện đột ngột, đau sau thắt lưng một bên , lan xuống háng , đau nhói, quặn từng cơn, trẻ đái ra máu.
Nhiễm khuẩn tiết niệu
Xuất hiện đột ngột, đau sau lưng, lan xuống bàng quang, đau âm ỉ hay nhói, trẻ sốt , rối loạn tiểu, tiểu nhiều , cảm giác đau vùng sụn lưng.
Giun chui ống mật
Xảy ra đột ngột, đau vùng quanh rốn, bụng dưới, lan xuống hạ sườn phải , đau quặn từng cơn. Trẻ nôn, buồn nôn, có thể nôn ra giun, ỉa ra giun, khi đau thường chổng mông hoặc vắt chân.
Viêm túi thừa Meckel, u nang buồng trứng ở bé gái, xoắn tinh hoàn bé trai, tổn thương bụng do chấn thương hoặc viêm phúc mạc
Đau bụng cấp nhưng nội khoa (can thiệp bằng thuốc)
Có thể kể đến như: viêm dạ dày cấp tính, viêm phổi thùy dưới phải (sốt cao, ho, đau ngực), viêm hạch mạc treo (sốt đau bụng kèm nhiễm khuẩn cấp hô hấp).
Cần chú ý khi bé đau bụng cấp
– Cho bé nhập viện để theo dõi nhằm chuẩn đoán chính xác để xử lý.
– Cho bé ăn loãng hoặc nhịn ăn.
– Không cho bé uống thuốc giảm đau làm che lấp biểu hiện đau.
Đau bụng mãn tính ở trẻ em
Thường xảy ra nhiều lần hoặc lâu dài.
Đau dạ dày – ruột
– Viêm thực quản : đau vùng thượng vị, nóng rát dưới ức
– Viêm loét dạ dày – tá tràng : Bé đau âm ỉ vùng thượng vị, đau khi thức giấc , đau trước khi ăn, bớt đau khi giảm tính axit dạ dày.
– Lồng ruột tái diễn : Đau bụng từng cơn kịch phát , phân ra máu từng đợt, sờ thấy búi lồng.
– Viêm ruột thừa mạn tính : Đau tái đi tái lại vùng hố chậu phải.
– Túi thừa Meckel: Đau quanh rốn, bụng dưới, phân có máu.
– Thoát vị thành bụng : đau ở thành bụng, đau âm ỉ.
– Táo bón : bé hay bị táo , có ứ phân ở hố chậu trái.
– Ký sinh đường ruột : Đau quanh rốn, đau co thắt , chướng hơi, tiêu chảy , thấy trứng ký sinh trùng trong phân.
– Bất dung nạp lactose : Đau bụng khi ăn nhiều lactoase , chướng hơi, tiêu chảy
– Đau bụng do thừa fructose hay sobitol: đau không rõ ràng, bụng chướng hơi, tiêu chảy. Trước đó bé ăn nhiều táo, nước ép hoa quả , hoặc kẹo nhiều sorbitol.
Đau túi mật- tụy
– Sỏi mật : Đau 1/4 bên phải bụng , đau nhiều sau khi ăn
– Nang ống mật chủ : Đau 1/4 bên phải bụng , kèm khối u bụng , bilirubin tăng
– Viêm tụy tái diễn : Đau dữ dội, kéo dài , lan ra sau lưng kèm nôn
Đau sinh dục, tiết niệu
– Ứ nước thận: Đau thắt lưng một bên, siêu âm thận mới rõ
– Rối loạn tiết niệu – Sinh dục : đau bụng dưới hay trên mu, kèm biểu hiện sinh dục- tiết niệu
Ngoài ra còn một số nguyên nhân gây đau bụng không thực thể: hội chứng kích thích ruột ( đau quặn kèm táo bón với tiêu chảy ) , rối loạn tiêu hóa , ngộ độc chì , ban xuất huyết , hội chứng Gilbert.
Tâm thần, rối loạn hành vi, tâm thể
Chỉ biết đau bụng nhưng khó xác định vị trí đau, không rõ nguyên nhân , kéo dài vài giờ hoặc hàng tuần và tự khỏi khi không cần can thiệp gì. Trong trường hợp trẻ đau không đỡ thì bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến các bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.