Kháng sinh được chỉ định ở ngoại trú đường uống khi bé sốt , nhưng có một vấn đề là trẻ nhỏ sốt thường do virut nên việc dùng kháng sinh đôi khi không cần thiết. Nhiều người chưa biết cách sử dụng kháng sinh khiến tình trạng ở nên nặng hơn và đặc biệt […]
Kháng sinh được chỉ định ở ngoại trú đường uống khi bé sốt , nhưng có một vấn đề là trẻ nhỏ sốt thường do virut nên việc dùng kháng sinh đôi khi không cần thiết. Nhiều người chưa biết cách sử dụng kháng sinh khiến tình trạng ở nên nặng hơn và đặc biệt sau này có thể bị kháng kháng sinh.
Những điều cần biết về kháng sinh
Về cơ bản kháng sinh có tác dụng chính là làm suy yếu các vi khuẩn gây bệnh, nhằm giúp các đại thực bào dễ tiêu diệt hơn. Ở trẻ em khỏi bệnh hay không vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào đề kháng của các bé.
Ở các nước hiện đại hoặc bệnh viện lớn , chọn lựa và chỉ định kháng sinh chủ yếu dựa vào các xét nghiệm vi sinh. Nhưng ở Việt Nam thì khác, đa số các BS ở phòng khám tư, hoặc khoa khám bệnh ở bệnh viện đều dựa trên kinh nghiệm của riêng mình và triệu chứng của bé.
Nếu sử dụng kháng sinh bừa bãi làm tăng chi phí điều trị, ảnh hưởng tới sức khoẻ và sinh sản, cũng như gia tăng tỷ lệ kháng kháng sinh.
Liều chuẩn các kháng sinh hay được kê tại phòng khám và nhà thuốc
Nhóm Betalactam
– Amoxilin : Liều chuẩn 20-25 mg/kg/ ngày chia 2 lần( tối đa trẻ <5 tuổi 500mg/lần , trên 5 tuổi 1000 mg /1 lần.
– Liều cao 90mg/kg/ ngày khi bé có dấu hiệu kháng kháng sinh và sau khi đã làm kháng sinh đồ.
-Amoxilin + clavulanic : Như amoxilin
-Cloxacilin : 50 mg/kg/ ngày. Ngày 4 lần.
– Cephalexin : 25-50 mg /kg/ ngày. Chia 3-4 lần.
– Cephadroxil : 20-30 mg/ kg / ngày. Chia 2 lần
-Cefuroxim : 20-30 mg/kg/ ngày. Chia 2 lần.
– Cefaclor : 20-40 mg/kg/ ngày. Chia 2 lần.
– Cefixim: 8-10 mg / kg/ ngày. Chia 2 lần.
Nhóm Macrolid
– Erythromycin : 30-50 mg/ kg/ ngày. Chia 3-4 lần
– Clarithromycin: 15 mg/ kg/ ngày. Ngày 2 lần
– Roxithromycin: 15 mg / kg/ ngày chia 2 lần.
– Azitthromycin: ngày đầu 15 mg/ kg/ ngày. Ngày 1 lần. Ngày 2 trở đi giảm 1/2 còn 7,5 mg
Nhóm Quinolon
Ciprofloxaxin: 20-30 mg/ kg/ngày. Ngày 2 lần.
Nhóm Lincosamid
Clindamycin :20-30 mg/kg/ ngày. Ngày 3-4 lần.
Nhóm Sulfamid
Trimethoprim : 48 mg/ kg/ ngày. Ngày 2 lần.
Nhóm Nitroimidazol
Metronidazol: 15-30 mg / kg/ ngày. Ngày 3-4 lần.
Nguyên tắc sử dụng kháng sinh khi kê ngoại trú
-Chỉ sử dụng Ks khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn
+ Tìm thấy ổ nhiễm khuẩn: Nhọt da hoặc viêm phổi khi chụp X Quang.
+ Sốt kèm hội chứng đáp ứng viêm. CRP tăng
+ Sốt kèm mạch nhanh hoặc thở nhanh hoặc bạch cầu tăng.
– Khi chọn kháng sinh dựa vào tác nhân thường gặp và mức độ đề kháng tại địa phương.
– Chọn kháng sinh phổ hẹp , đường uống. Hạn chế tiêm
– Đúng liều lượng và đủ thời gian điều trị.
– Theo dõi thường xuyên đáp ứng lâm sàng và tác dụng phụ. Qua đó chỉnh và có phác đồ điều trị tốt hơn.
Chỉ định kháng sinh thường gặp
Sốt nhiễm vi khuẩn
Dùng kháng sinh khi sốt kèm một trong dấu hiệu sau:
– Thở nhanh
– Dấu hiệu nhiễm độc
– Bạch cầu tăng tren 15.000 hoặc CRP> 15
Viêm họng
Dùng kháng sinh khi:
*Viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết và có trên 3 dấu hiệu sau
– Viêm họng xuất tiêt
– Sưng đau hạch trước cổ
– Sôt
– Không ho
* Test thấy liên cầu khuẩn
* Có dấu hiệu nhiễm độc và apxe
* Bạch cấu trên 15000 hoặc CRP trên 15
* Bệnh nhân xuy giảm miễn dịch, có tổn thương van tim
Viêm tai giữa
Dùng kháng sinh khi:
– Viêm tai giữa 2 bên ở trẻ dưới 2 tuổi
– Chảy mủ tai
– Viêm tai xương chũm
– Viêm tai giữa nặng lên sau 48/72 tiếng
– Kèm xuy giảm miễn dịch
Viêm mũi xoang
Dùng kháng sinh khi:
– Sốt
– Chảy mũi mủ
– Viêm mũi xoang kéo dài 7-10 ngày trở lên
– Bé đề kháng kém
Viêm phổi
Chỉ dùng kháng sinh khi
– Trẻ sốt ho kèm thở nhanh và không có dấu hiệu suy hô hấp.
– X Quang thấy viêm phổi.
Tiêu chảy
Chỉ dùng kháng sinh khi
– Nhiều nhày
– Có nhày máu
– Có dấu hiệu nhiễm độc
– Xn phân thấy bạch cầu hoặc hồng cầu.
Da
Dùng khi:
– Nhọt da có mủ
– Áp xe da
Nhiễm trùng nước tiểu
Dùng kháng sinh khi:
– Sốt kèm tiểu đau, tiểu giắt
– Hoăc kèm theo cấy nước tiểu thấy > 100.000 khóm vi khuẩn / 1 ml.
Những tác dụng phụ của kháng sinh
– Dị ứng : Nổi đỏ da, mề đay, sốc phản vệ
– Tiêu hoá: Biếng ăn , đau bụng , tiêu chảy , tổn thương gan, viêm đại tràng
– Giảm bạch cầu , tiểu cầu
– Tổn thương thận.
Kháng sinh sử dụng đúng cách giúp bệnh mau khỏi cũng như hạn chế được những nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc là dụng kháng sinh quá nhiều khiến cơ thể bị ảnh hưởng, sức đề kháng trở nên kém hơn và việc điều trị trở nên lâu hơn.
Do đó, khi sử dụng kháng sinh, nhất là ở trẻ em cha mẹ cần tìm hiểu thật kỹ nhé.