Thu, 04 / 2014 6:35 AM | helios

Tại hội thảo "Nâng cao hiệu quả của quản lý tập thể quyền tác giả trong kỷ nguyên số hóa" ở Hà Nội, bà Đoàn Thị Lam Luyến, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam cho biết đã làm việc với Bộ GD&ĐT, đặt vấn đề sao chép tài […]

Tại hội thảo "Nâng cao hiệu quả của quản lý tập thể quyền tác giả trong kỷ nguyên số hóa" ở Hà Nội, bà Đoàn Thị Lam Luyến, Phó chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội quyền sao chép Việt Nam cho biết đã làm việc với Bộ GD&ĐT, đặt vấn đề sao chép tài liệu của học sinh để hai bên cùng xem xét.

Theo bà Luyến, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cũng cho hay, Bộ GD&ĐT đại diện cho người sử dụng và VIETRRO đại diện cho những người có tác quyền sẽ có chương trình làm việc cụ thể, từng bước đi đến hiệu quả tốt nhất.

Luật Sở hữu trí tuệ chỉ miễn trừ chi trả tác quyền sao chép đối với cá nhân có mục đích giảng dạy, nghiên cứu. Như vậy, gần 20 triệu học sinh, sinh viên Việt Nam bị đẩy vào tình trạng vi phạm luật, vì mục đích photo tài liệu học tập.

Bà Luyến cho hay, VIETRRO dự kiến đưa ra mức 8.000 đồng mỗi năm đối với học sinh phổ thông, 20.000 đồng đối với sinh viên để photo tài liệu thoải mái,  ads. tuyển sinh cao đẳng sư phạm hà nội. Tổ chức này không làm việc với cá nhân, mà thu theo đầu mối các trường, Sở GD&ĐT sau khi các tác giả trao quyền cho VIETRRO. 

Mức phí này dựa theo biểu phí của Nghị định 61 về nhuận bút, và lượng trung bình photo tài liệu hằng năm của học sinh, sinh viên ads. thông báo xét tuyển ngành cao đẳng sư phạm mầm non trường cao đẳng sư phạm hà nội.

"Nếu không cho photo thì không đáp ứng nhu cầu học tập, và chắc chắn tài liệu gốc nguồn cung không đủ cầu. Việc thu tác quyền tạo điều kiện cho các cháu tiếp cận tài liệu một cách hợp pháp", bà Lam Luyến nói.

Bài viết cùng chuyên mục