Không phải đứa trẻ nào sinh ra đều có sẵn sự tự tin. Sự tự tin của trẻ chắc chắn có thể cải thiện được trong khi bạn tạo môi trường cho chúng học tập và rèn luyện. Dưới đây là những chia sẻ thú vị về nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp dạy […]
Không phải đứa trẻ nào sinh ra đều có sẵn sự tự tin. Sự tự tin của trẻ chắc chắn có thể cải thiện được trong khi bạn tạo môi trường cho chúng học tập và rèn luyện. Dưới đây là những chia sẻ thú vị về nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp dạy trẻ của nhiều bà mẹ để giúp bé tự tin hơn trong học tập cũng như trong cuộc sống thường ngày.
1. Nguyên nhân tại sao trẻ thiếu tự tin
Trẻ mất tự tin do nhiều nguyên nhân từ yếu tố bên ngoài tác động đến trẻ, vì thế để khắc phục tính cách tự tin cho bạn cần tìm hiểu về những nguyên nhân đó là:
+ Do môi trường từ nhỏ trẻ thường không có môi trường phát triển hoặc trau dồi bản thân khiến trẻ cảm thấy ngại ngùng vì lo sự, sự nhút nhát của trẻ là yếu tố khiến trẻ không tụ tin vào bản thâm
+ Trẻ có ít cơ hội để phát triển bản thân tại nhà, hay đến trường, hoặc trẻ chưa được để ý đến trong lớp khiến trẻ trở nên ngại ngùng và dẫn đến trẻ mất tự tin vào bản thân
2. Biểu hiện khi trẻ mất tự tin
Một đứa trẻ thiếu sự tự tin thường có sự khác biệt rất nhiều so với đứa trẻ khác ở cách hòa nhập với môi trường cũng như cách giao tiếp với mọi người. Cha mẹ cùng tham khảo những biểu hiện cụ thể dưới đây nhé.
+ Khi trẻ đến một môi trường lạ, trẻ thường có cảm giác sợ sệt và lo lắng.
+ Trẻ ngại và xấu hổ thể hiện bản thân mình trước lớp hay trước đám đông
+ Trẻ không dám đưa ra những ý kiến của bản thân và không biết cách nói chuyện hay giao tiếp với người lạ
3. Một số cách khắc phục và giúp trẻ tự tin mỗi ngày
Trẻ tự tin giao tiếp và thích nghi với môi trường mới là điều quan trọng với trẻ. Đây được xem là nền tảng quan trọng cho sự phát triển sau này của trẻ nhỏ. Cha mẹ cần có những cách khắc phục tự tin cho trẻ bằng những lời khuyên dưới đây:
+ Giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ
Trẻ sẽ tự tin hơn khi trẻ có sự phát triển về ngôn ngữ. Ngôn ngữ của trẻ sẽ được diễn đạt tốt hơn và vốn từ sẽ nhiều hơn cũng là yếu tố giúp trẻ tự tin hơn trong quá trình trẻ giao tiếp. Trẻ bắt đầu cảm thấy tự tin hơn trong việc giao tiếp với người lạ và giao tiếp trước đám đông.
+ Rèn luyện cho con sự tự lập
Tự lập là một cách giúp cho trẻ đối lập dần với những khó khăn và thử thách từ đó hình thành cho trẻ những bản lĩnh và giúp trẻ trở nên tự tin hơn. Với những việc làm nhỏ và vừa sức của trẻ thì cha mẹ cần để cho trẻ tự làm để trẻ dần tự lập hơn.
Một số những việc làm giúp trẻ trở rèn luyện tính tự lập như: cho trẻ tự chăm sóc vệ sinh cá nhân, hoàn thành những việc làm nho nhỏ phù hợp với sức của trẻ như dọn dẹp gọn gàng khu chơi của bé, chăm em….
+ Gia đình là môi trường cho trẻ rèn luyện bản thân
Ngoài việc rèn luyện cho trẻ tính tự lập cho trẻ, gia đình chính là nơi tạo nên môi trường vui chơi và những hoạt động để giúp trẻ tự tin hơn. Cha mẹ có thể có những trò chơi vào ngày cuối tuần như kể chuyện, hát để giúp trẻ bộc lộ được khả năng và năng khiếu của bản thân chúng. Đây là cơ hội để giúp trẻ được thể hiện được sự tự tin mỗi ngày. Cha mẹ thường phải quan tâm và tâm sự cùng trẻ để chúng có thể cảm thấy thoải mái và chia sẻ.
Ngoài ra, cha mẹ nên tìm những câu lạc bộ năng khiếu của trẻ để đăng kí cho trẻ để trẻ có môi trường giao lưu và học tập, đây được xem là một giải pháp tốt nhất để trẻ có thể rèn luyện và nâng cao khả năng tự tin của mình.
+ Giúp trẻ nhận thức được những điểm mạnh, điểm yếu của bản
Việc trẻ nhận thức được điểm mạnh điểm yếu cũng khiến chúng cảm thấy tự tin hơn. Với những điểm mạnh như chăm chỉ, nghe lời cha mẹ.. thì cha mẹ cần khen và khuyến khích con để con phát huy. Còn với những điểm yếu thì cha mẹ cần chỉ rõ và giúp con sửa chữa dần dần để trẻ dần hoàn thiện hơn.
Mỗi trẻ đều có thể rèn luyện sự tự tin của mình qua nhiều cách khác nhau. Cha mẹ hãy thực sự tạo nên những môi trường để trẻ được phát triển khả năn này, đây là nền tảng để giúp trẻ phát triển hơn về sau này.