Mùa hè là mùa các chị em phụ nữ lo lắng nhất cho làn da của mình. Một số cách khắc phục, bảo vệ da trong ngày hè dưới đây có thể giúp các bạn. 1. Một số lưu ý để bảo vệ da trong ngày hè Uống nhiều nước: Mùa hè là mùa cơ […]
Mùa hè là mùa các chị em phụ nữ lo lắng nhất cho làn da của mình. Một số cách khắc phục, bảo vệ da trong ngày hè dưới đây có thể giúp các bạn.
1. Một số lưu ý để bảo vệ da trong ngày hè
Uống nhiều nước:
Mùa hè là mùa cơ thể bạn mất rất nhiều nước vì thời tiết nắng nóng. Chính vì thế uống nhiều nước cũng là một phương pháp giúp da bạn lúc nào cũng được cung cấp độ ẩm và giảm nhiệt cơ thể. Mỗi ngày, nên uống khoảng 2 lít nước để làn da luôn căng mọng và đủ độ ẩm.
Đội mũ rộng vành hoặc che chắn cho da cẩn thận:
Với da mặt và cổ, bạn nên trang bị cho mình một chiếc mũ vành rộng, tuy đơn giản nhưng nó có thể bảo vệ vùng da mặt và cổ của bạn bởi tác hại của ánh nắng mặt trời – thủ phạm nguy hiểm gây sạm da, đen da và thậm chí là nguy cơ ung thư da.
Với tay hoặc chân bạn nên che chắn bởi đồ chống nắng dày và kín, nó sẽ hạn chế sự tấn công của ánh nắng mặt trời vô cùng hiệu quả đấy!
Kem chống nắng có hàm lượng kẽm cao:
Kem chống nắng là một phương pháp hiệu quả bảo vệ da cho phụ ngày hè. Khi tiếp xúc với nắng mặt trời, các tia UV có khả năng chiếu vào da bạn ngay cả khi trời có nhiều mây hoặc bạn được che chắn bởi lớp kính nhà, kính xe. Sử dụng kem chống nắng có thành phần kẽm và độ bám cao sẽ giúp bạn phần nào ngăn ngừa tác động xấu của ánh nắng mặt trời gây hại cho da bạn.
Kem dưỡng ẩm toàn thân:
Cũng giống như phần da trên khuôn mặt, da của cơ thể bạn cũng rất cần được chăm sóc và bảo vệ. Để da được thẩm thấu hiệu quả nhất mỗi khi tắm xong bạn nên thoa một lớp kem dưỡng cẩm body vì khi tắm xong là lúc da bạn dãn nở nhất, kem sẽ thẩm thấu nhanh và hiệu quả hơn. Ngoài ra bước tẩy da chết giúp da sạch cũng là một bước vô cùng quan trọng.
2. Biện pháp khắc phục cháy nắng cho da:
Những đợt nắng nóng gay gắt chính là nỗi khiếp sợ của làn da, nếu bạn không che chắn kỹ khi ra ngoài da bạn có thể sẽ bị cháy nắng khiến chúng tổn thương và đen sạm, bỏng rát. Nếu như bạn bất cẩn không bảo vệ da khiến chúng cháy nắng, một số biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn cứu cánh làn da.
Mặt nạ gel lạnh se khít lỗ chân lông:
Khi da bạn bị cháy nắng, việc đầu tiên bạn cần làm là giảm đau rát và nhiệt nóng trên da. Phương pháp đầu tiên và cũng là phương pháp làm dịu da hiệu quả nhất đó là sử dụng lớp mặt nạ dạng gel để làm mát và giảm nhiệt độ của lớp biểu bì. Khi đó lượng tế bào bị thiếu hụt nước nghiêm trọng sẽ được cung cấp lại tức thì.
Bạn nên để mặt nạ trong tủ lạnh 30 phút để giữ lạnh rồi mới đắp lên mặt, như vậy hiệu quả làm dịu mát sẽ tốt hơn rất nhiều.
3. Sử dụng dầu điều trị da khi bị cháy nắng :
Sau khi làm dịu nhẹ làn da đang bỏng rát, bạn dùng loại dầu điều trị da, với các thành phần giàu chất chống oxy hóa để massage. Với đặc tính chống oxy hóa trong dầu sẽ giúp đẩy nhanh quá trình chữa cháy nắng cho da. Ngoài việc đẩy nhanh quá trình tái tạo làn da cháy nắng, điều trị với dưỡng chất chống oxy hóa cũng góp một phần trong việc làm giảm nhẹ vết thương trên da. Đây thực sự là một bước cần thiết và hiệu quả trong việc điều trị làn da cháy nắng.
Tắm với sữa:
Nếu như bạn đã diễu nắng cả ngày và cơ thể bạn đang bỏng rát do tiếp xúc với ánh mặt trời quá nhiều, làn da lúc này của bạn sẽ cần hạ nhiệt. Ngâm mình trong nước ấm là cách thư giãn nhất cho làn da cháy nắng lúc này, sau đó để làm mát dần, bạn kết hợp thêm sữa tươi nguyên chất vào nước. Trong sữa có nhiều chất béo, protein và pH có tác dụng chống viêm đồng thời tạo sự thoải mái cho làn da đang bị tổn thương do cháy nắng của bạn.
Không lạm dụng kem dưỡng ẩm:
Nhiều người có quan niệm kem dưỡng ẩm sẽ chữa lành vết thương cháy nắng ngay lập tức và nỗ lực dùng chúng cho làn da của mình. Tuy nhiên, nếu như bạn bôi quá nhiều, những lớp kem dưỡng ẩm sẽ khiến da bị bí và nhiệt không thể thoát ra ngoài khiến cho da bạn ngày càng đỏ hơn.
Tốt nhất sau khi xử lý làn da cháy nắng rồi, bạn nên sử dụng những loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, thành phần tự nhiên, dùng tay massage nhẹ nhàng tạo một lớp kem mỏng trên da để kem có thể phát huy tác dụng dưỡng ẩm của mình.