Wed, 09 / 2020 3:24 PM | helios

Có quá nhiều nguyên nhân để đánh giá một bé chậm phát triển tâm trí và vận động. Để chính xác biết bé tại sao chậm nói, chậm vận động đòi hỏi phải khám thực thể lâm sàng trực tiếp. Phải hỏi có bệnh sử của bé. Có các xét nghiệm cận lâm sàng đi […]

Có quá nhiều nguyên nhân để đánh giá một bé chậm phát triển tâm trí và vận động. Để chính xác biết bé tại sao chậm nói, chậm vận động đòi hỏi phải khám thực thể lâm sàng trực tiếp. Phải hỏi có bệnh sử của bé. Có các xét nghiệm cận lâm sàng đi cùng. Đôi khi cần phải xét nghiệm GEN. Chính vì vậy nếu bé nhà bạn bất thường hãy đi test và khám để tác động sớm.

Sự phát triển của vận động

+ Trẻ sơ sinh có tư thế gấp tứ chi và đầu trễ ra sau

+ Trẻ 1 tháng : tư thế các chi và thân không cân xứng và đầu còn chưa vững nhưng ở tư thế bụng có thể thấy trẻ bắt đầu ngẩng đầu lên

+ Lúc 2 tháng : dựng tháng theo tư thế treo thẳng , trẻ có thể ngẩng thẳng đầu

+ Lúc 3 tháng : ở tư thế nằm ngửa khi được cầm hay tay kéo lên thấy trẻ nâng được đầu theo

+ lúc 4 tháng : để đứng trẻ có thể dẫm bàn chân xuống mặt bàn

+ 5-7 tháng : đầu đã vững , bé có thể lật người từ ngửa sang sấp và ngược lại. Nếu đỡ lưng hoặc hông bé có thể ngồi được

– 8 tháng : bé có thể ngồi được một mình mà không cần đỡ , thường ngồi vững hay xảy ra 7-9 tháng

– 10 tháng : trẻ ngồi một mình rất vững. Bé bắt đầu chuyển dần sang thế đứng

– 12-15 tháng : trẻ bắt đầu tập đi và có thể đến 18 tháng. Bước đi mỗi ngày một tăng tiến và bé có thể chạy được lúc 15-18 tháng tuỳ bé. 15 tháng bé có thể leo cầu thang kiểu bò , 2 tuổi có thể leo cầu thang kiều bám.

– Trẻ nhảy được lúc 2,5 tuổi , nhảy lò cò lúc 4-5 tuổi và đạp xe 3 bánh lúc 3 tuổi , nhảy dây lúc 5 tuổi.

Động tác cầm nắm

Trẻ sơ sinh bàn tay luôn nắm lại và xoè ra từ tháng thứ 2 Từ tháng 4 tay bé đã đưa ra được đến đường giữa , nắm các đồ vật cho vào miệng. Đến tháng thứ 6 đưa vật tay này sang tay kia và sử dụng đồng thời 2 tay lúc 7-9 tháng.

Sự phát triển bình thường về ngôn ngữ ở bé

+ Trẻ sơ sinh thường khóc oa-oa, e-e

+ Lúc một tháng tuổi trẻ phát âm họng nhỏ

+ Lúc 2 tháng , phát được vài nguyên âm riêng biệt như a, e, u

+ Lúc 3 tháng , trẻ biết gẫu chuyện. Lúc 4 tháng cười giòn thành tiếng

+ Khi trẻ 5 tháng , biết reo mừng, phất âm được âm ma, ba

+ Trẻ 6 tháng phát ra những âm thanh âm điệu khác nhau

+ Trẻ được 7 tháng , bắt chước nhắc lại âm và phụ âm như ma-ma, ba-ba, ăm-ăm..

+ Trẻ 8 tháng , thể hiện thái độ khi nghe thấy từ quen thuộc như gọi tên, đi ăn, đi chơi

+9 tháng , biết nghe lệnh người lớn

+ 10 tháng tự nói mama, baba

+ 11 tháng nói thạo hơn nhiều

+12 tháng nói được vài từ như ma, cha, ba, ăn

+ 15 tháng trẻ biết thêm được nhiều từ chủ yếu là tên, vẫn ngọng

+ 18 tháng trẻ chỉ được hình vẽ trong tranh

+ 21 tháng trẻ ghép được từ và nói còn ngọng

+ 2 tuổi trẻ nói câu hoàn chỉnh

+ 30 tháng bắt đầu xưng ngôi : tôi, tao, mày…

+ 3 tuổi bé hát được bài ngắn…

Tuy nhiên nhiên nhiều bé không theo quy luật dù bé hoàn toàn bình thường. Vậy làm cách nào để bé phát triển vận động và ngôn ngữ tốt hơn liên quan tương đối nhiều đến chế độ ăn, chăm sóc , bổ sung và dạy bảo bé ngay từ bé.

Bài viết cùng chuyên mục